Kinh doanh

Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, giải ngân vốn đầu tư công

DNVN - Tập trung thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để góp phần sớm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Thủ tướng đồng ý thu phí cách ly người nhập cảnh từ 1/9 / Chủ tịch Đà Nẵng báo cáo Thủ tướng mới nhất: Dịch Covid-19 giảm rõ rệt, số bệnh nhân mắc mới giảm đáng kể

Yêu cầu trên được Thủ tướng nhấn mạnh tại văn bản chỉ đạocác bộ, ngành và địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Xử lý nghiêm trường hợp gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân, doanh nghiệp

Nhấn mạnh bối cảnh thế giới, khu vực vẫn diễn biến phức tạp và gặp những khó khăn, thách thức chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động của đại dịch COVID-19. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng; các quốc gia, đối tác lớn của ta đều bị tác động rất nặng nề nên Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Với nhiệm vụ thực hiện Nhấn mạnh “mục tiêu kép, song Thủ tướng lưu ý khó khăn, thách thức còn rất lớn nên yêu cầu phải theo dõi sát, nắm bắt kịp thời tình hình, xác định rõ những vướng mắc, khó khăn cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực, từng doanh nghiệp và trên từng địa bàn để có biện pháp, đối sách cụ thể sớm khắc phục, đồng thời tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Tiếp tục rà soát kỹ các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó sửa đổi ngay; trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để giải quyết. Kiên quyết không để tình trạng còn rào cản, còn cơ chế, chính sách, quy định bất cập, không phù hợp với tình hình thực tiễn đối với đầu tư, sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương theo dõi sát tình hình thực tiễn để có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI và hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

Đồng thời chú trọng đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó lưu ý rà soát, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, đất đai, tín dụng, thủ tục hành chính, nguồn nhân lực và những vấn đề liên quan. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, làm chậm, gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân, doanh nghiệp.

Chú trọng thị trường gần 100 triệu dân

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng, trong đó đặc biệt chú trọng thị trường trong nước gần 100 triệu dân và có biện pháp phù hợp, hiệu quả để duy trì, phát triển các thị trường xuất khẩu, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng yêu cầu húc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng, trong đó đặc biệt chú trọng thị trường trong nước gần 100 triệu dân.

Thủ tướng yêu cầu húc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng, trong đó đặc biệt chú trọng thị trường trong nước gần 100 triệu dân.

Theo đó tập trung kích cầu tiêu dùng, phát triển mạnh thị trường trong nước dưới hình thức phù hợp như khuyến mại, giảm giá bán, tín dụng tiêu dùng, tổ chức kinh doanh thương mại, tiểu thương… tổ chức tốt việc đưa hàng hóa, dịch vụ đến các khu dân cư, khu công nghiệp, các địa bàn nông thôn, miền núi.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh mới phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu phát triển của từng ngành, lĩnh vực, địa bàn. Đẩy mạnh các hình thức, phương thức kinh doanh khuyến khích tiêu dùng như kinh tế ban đêm, các hội chợ, triển lãm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ…

Thực hiện đồng bộ chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các cơ hội của các hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định CPTPP và EVFTA, và đẩy mạnh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và các tỉnh, thành phố tập trung rà soát, có các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp về huy động vốn, tín dụng, tài chính – ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí, thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu, thuế, hải quan… gắn với các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Văn bản cũng nhấn mạnh đến việc quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn ODA. Theo đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoặc điều chuyển vốn sang các công trình, dự án khác có khả năng giải ngân tốt, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng; đồng thời tập trung tháo gỡ khó khăn, giải ngân tối đa nguồn vốn ODA được giao theo kế hoạch.

Thực hiện nghiêm việc đánh giá cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; xử lý nghiêm minh các trường hợp cố tình làm chậm, gây khó khăn, nhũng nhiễu, vi phạm quy định, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí về đầu tư công.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Văn phòng Chính phủ khẩn trương tổng hợp tình hình triển khai thực hiện, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị cụ thể để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là đối với các dự án ODA và các dự án quan trọng, cấp bách để đưa ra thảo luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với các địa phương tổ chức và cuối tháng 9/2020.

Đức Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo