Thị trường

Làng nghề Miền Tây sẵn sàng phục vụ Tết

DNVN - Khi dịch vừa tạm lắng cũng lúc bà con miền Tây cùng với cả nước chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần 2022. Trải qua một năm ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, dù không sôi động bằng mọi năm nhưng người dân làng nghề nơi đây vẫn ráo riết chuẩn bị các mặt hàng truyền thống bán dịp Tết.

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Sửa quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu

Làng khô Gành Hào vào mùa Tết

Làng khô Gành Hào ở huyện Đông Hải, Bạc Liêu khá nổi tiếng trong và ngoài tỉnh, mỗi năm nơi đây cung ứng ra thị trường khoảng 700 tấn khô các loại. Trong đó, dịp Tết Nguyên đán hàng năm, làng khô cung cấp hơn 200 tấn khô.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề làm khô, bà Nguyễn Thị Mộng Tuyền, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: "Năm nay dù ảnh hưởng dịch bệnh nhưng các thành viên trong gia đình vẫn ráo riết chuẩn bị các mặt hàng khô để bán Tết". "Chúng tôi thu mua nguyên liệu và chế biến từ khoảng tháng 11, 12 để kịp hàng cho bà con bán Tết", bà Tuyền cho biết thêm.

Để giữ gìn thương hiệu cho làng khô Gành Hào, bất cứ thời điểm nào, tiêu chí được gia đình bà đưa ra khi sản xuấtlà luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu. Cũng theo bà Tuyền, “Mấy ngày hôm nay, nhà phải bố trí thêm người, tranh thủ thời gian phơi khô cho kịp nắng, ngày thường thì làm khô cá đù, cá lưỡi trâu, Tết làm thêm các loại khô khác để phục vụ bà con ăn Tết. Tăng số lượng nhưng chất lượng phải luôn được đảm bảo, ngon, mùi đặc trưng vì mình làm ăn lâu dài giữ chữ tín nữa.”

Làng khô Gành Hào chuẩn bị hàng đặc sản phục vụ thị trường Tết.

Làng khô Gành Hào chuẩn bị hàng đặc sản phục vụ thị trường Tết.


Để phục vụ Tết Nguyên đán, bà Trần Thị Bé, chủ cửa hàng khô Xuân Mai, thị trấn Gành Hào, chuẩn bị khoảng 30 tấn khô các loại, trong đó làm khô theo đơn đặt hàng của các vựa khô ở các tỉnh khác khoảng 20 tấn. Mặt hàng phục vụ Tết năm nay cũng rất đa dạng, giá cả nhìn chung không tăng so với mọi năm. “Hàng năm, vào đầu tháng 11, khách hàng đã lấy khô để bỏ các mối ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng Bình Dương... Riêng hàng đóng gói, làm quà tặng thì được hút chân không, đóng hộp để bảo quản được lâu hơn”.

Nói về thế mạnh của mặt hàng khô đặc sản của địa phương, Ông Nguyễn Trọng Hán, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cho hay: “Đối với huyện Đông Hải việc làm khô gắn với đánh bắt là thế mạnh. Để khuyến khích bà con giữ được nghề, chính quyền địa phương khuyến cáo bà con khi sản xuất phải đảm bảo chất lượng, giữ uy tín”.

Bằng sự gắn bó với nghề, tinh thần hăng say sản xuất để cung ứng thị trường Tết, những mặt hàng khô đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của bà con ở làng khô Gành Hào góp phần làm phong phú thêm bữa ăn trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, đồng thời góp phần xây dựng thương hiệu khô Gành Hào nức tiếng khắp mọi nơi.

Làng hoa Sa Đéc ngập tràn sắc xuân

Ngày Tết cổ truyền, với người dân Việt Nam không thể thiếu thú chơi hoa, chưng hoa. Ở “vương quốc” hoa Miền Tây - Làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, dù bị ảnh hưởng dịch bệnh nhưng các nghệ nhân, bà con nhà vườn cũng đang cấp tập chuẩn bị hoa kiểng bán Tết.

 

Để đa dạng chủng loại hoa kiểng phục vụ thị trường,nông dân làng hoa Sa Đéc,Đồng Thápđã nhân giống và trồng thành công giống hoa Nhất chi mai với nét độc đáo là có đến 2 màu khác nhau trên cùng một cây, giống cây này khi xuất hiện đã nhanh chóng được sự đón nhận của khách hàng.

Điểm nổi bật của câyNhất chi mailà những bông hoa mọc từ nách lá, đẹp từ nụ đến khi bung nở. Nụ hoa có màu đỏ nhạt hoặc hồng đậm, khi nở chuyển sang màu trắng tinh khôi gồm nhiều cánh xếp vào nhau và lại chuyển dần về màu đỏ khi tàn. Thời gian hoa nở kéo dài khoảng 2 tuần.Cây Nhất chi mai thuộc họ hoa Anh đào, thân gỗ, lá nhỏ hẹp hình elip mọc đối xứng nhau. Cây còn có têngọikhác là Bạch mai, Hàn mai, Lưỡng nhị mai.

Do có vẻ đẹp thanh khiết, Nhất chi mai mang cốt cách của người quân tử. Nở vào đúng mùa xuân với sắc đỏ mang đến nhiều may mắn, tài lộc, sức khỏe nênđược nhiều người muatrang trí sân vườn hoặc phối hợp với các loại kiểng lá để tạo điểm nhấn cho không gian. Với cây có chiều cao khoảng 5 tấc được giao bán với giá bán 500.000 đồng.Giá này bán khá đắt đỏ nhưng Nhất chi mai vẫn được nhiều người săn lùng, hiện nhà vườn ở Làng hoa Sa Đéc cũng xử lý bón phân để cho hoa nở quanh năm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cúc mâm xôi khoe sắc tại Làng hoa Sa Đéc.

Cúc mâm xôi khoe sắc tại làng hoa Sa Đéc.

 


Thời điểm này, ở làng hoa Sa Đéc, thương lái khắp nơi đến thu mua cúc mâm xôi cung ứng cho thị trường Tết. Theo nhiều bà con nông dân làng hoa, năm nay thương lái đến mua trễ hơn so với mọi năm do sợ ảnh hưởng dịch bệnh. Nhưng nhìn chung, đến thời điểm này phần lớn các ruộng hoa đã chốt đơn với khách hàng, giá bán cũng tương đương so với năm ngoái.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên Tết năm nay, làng hoa Sa Đéc cung ứng cho thị trường khoảng 100 ngàn giỏ cúc mâm xôi, giảm khoảng 50 ngàn giỏ hoa so với năm ngoái. Theo đánh giá, chất lượng hoa không bằng mọi năm, do thời điểm xuống giống rơi đúng vào lúc địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên việc mua sắm vật tư, phân bón của bà con gặp nhiều khó khăn. Dù vậy giá cúc mâm xôi vẫn ở mức dao động từ 150 ngàn đến 170 ngàn đồng/cặp. Toàn thành phố Sa Đéc hiện có gần 700 hecta hoa kiểng với hơn 2.300 hộ chuyên sản xuất và kinh doanh hoa kiểng, trong đó diện tích hoa Tết năm nay chỉ khoảng 60hecta. Thời điểm này, các vườn hoa cũng đã bắt đầu khoe sắc. Đây cũng là lúc làng hoa Sa Đéc nhộn nhịp nhất trong năm. Việc tiêu thụ sớm hoa kiểng cũng giúp người trồng nhẹ đi gánh lo trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Chuẩn bị mở cửa đón khách tham quan dịp Tết


Đại dịch tạm lắng, nhiều hộ đầu tư cho du lịch ở Làng hoa Sa Đéc cũng đã rục rịch mở cửa đón khách đến tham quan. Ông Phạm Thanh Tâmcchủ Khu du lịch Cánh đồng hoa hồng Sa Đéc cho biết: “Để chuẩn bị đón khách để tham quan dịp Tết, cơ sở đã chuẩn bị trang trí lại các tiểu cảnh bằng hoa tươi, chuẩn bị điểm cá lóc bay, bài trí các lối đi tạo điểm nhấn thu hút khách”.

Hiện Sa Đéc có hơn 10 khu, điểm du lịch mở cửa đón khách. Bên cạnh sự đầu tư, chăm chút, thì không gian rộng thoáng của các vườn hoa kiểng cũng là lợi thế đáp ứng tiêu chí của "tình hình mới" vừa vãn cảnh nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách phòng dịch an toàn. Anh Lý Khánh Vân, một du khách đến từ TP. Cần Thơ cho biết: “Làng hoa năm nay có là rất nhiều hoa với đủ màu sắc, trông rất đẹp mắt, đặc biệt, là các nghệ nhân nơi đây là tạo ra những cây kiểng có hình thù trông rất bắt mắt, phong cảnh rộng rãi, thoáng mát, mình cảm thấy rất thích nơi này”.

 

Du khách tham quan Làng hoa Sa Đéc

Du khách tham quan Làng hoa Sa Đéc


Vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu này cũng rất thú vị với nét văn hóa phong phú và ẩm thực độc đáo. Ngôi nhà cổ gắn liền với câu chuyện tình bên dòng Sa Giang, những ngôi chùa xưa phản ánh nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của một vùng hội tụ các dân tộc anh em, người Kinh, người Hoa. Món hủ tiếu Sa Đéc trứ danh cũng gợi nhớ cho du khách.
Hiện tổng diện tích trồng hoa kiểng ở Sa Đéc là gần 700ha. Do ảnh hưởng dịch bệnh, Tết năm nay, nông dân làng hoa trồng hoa ít hơn, nhiều người đã chuyển sang trồng kiểng lá, các loại hoa kiểng khác. Dù vậy, Sa Đéc vẫn luôn rực rỡ sắc màu.

Chỉ còn khoàng 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, cùng với người dân cả nước, người dân miền Tây sẽ đón một cái Tết thật đầm ấm, hạnh phúc và bình an. Cầu chúc mọi điều may mắn tốt đẹp, vững vàng, đoàn kết, bước qua dịch, cùng nhau làm giàu, phát triển đất nước.


Phan Tại
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm