Lợi nhuận Geleximco sụt giảm 86%, dư nợ trái phiếu hơn 4100 tỷ đồng
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam lãi hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2022 / Vi phạm chứng khoán ngày càng tinh vi, thanh tra giám sát gặp khó
Lợi nhuận sụt giảm
Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Geleximco vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022. Theo đó, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 66 tỷ đồng, giảm hơn 86% so với mức 488 tỷ đồng của năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) vì thế giảm từ 4,26% năm 2021 xuống còn 0,57% năm 2022.
Tính đến cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Geleximco đạt hơn 11.516 tỷ đồng, tăng hơn 66 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bằng 1,43 lần, tương ứng nợ phải trả hơn 16.468 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu tại cuối kỳ ở mức 4.146 tỷ, giảm 7% sau một năm.
Thành viên Geleximco “tích cực” phát hành trái phiếu
Theo thông tin trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tính đến hiện tại, Geleximco đang lưu hành 3 lô trái phiếu tổng trị giá hơn 2.970 tỷ đồng, kỳ hạn 2-3 năm, được phát hành vào 3 tháng cuối cùng của năm 2021. Lãi suất phát hành dao động 9,5% - 10%/năm.
Có thể thấy, trong 3 lô trái phiếu đang lưu hành của Geleximco thì có 2 lô sắp đáo hạn vào cuối năm nay. Cụ thể, lô trái phiếu có mã GLXCH2123001 được phát hành vào 10/11/2021 có kỳ hạn 2 năm, đáo hạn vào 10/11/2023, số lượng lưu hành là 100.000 trái phiếu (tổng giá trị theo mệnh giá là 1.000 tỷ đồng).
Trong khi đó, lô trái phiếu GLXCH2123003 được phát hành vào ngày 31/12/2021 có thời hạn thanh toán là ngày 31/12/2023, số lượng lưu hành là 100.809 trái phiếu (tổng giá trị theo mệnh giá là 1.008,09 tỷ đồng).
Ngoài Geleximco, cũng trong năm 2021, các doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái Geleximco cũng liên tục phát hành trái phiếu.
Đơn cử như trong thời điểm từ tháng tháng 8-9/2021, Công ty Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (thuộc Geleximco) cũng đã huy động thành công 1.900 tỷ đồng trái phiếu qua 3 đợt phát hành với giá trị lần lượt là 400 tỷ đồng, 500 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng.
Đây là các lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm bằng tài sản. Với tài sản bảo đảm, theo thông tin được công bố, để phát hành 3 lô trái phiếu này Du lịch Vạn Hương đã dùng bất động sản là các ô đất ND-254 đến ND-266; các ô đất ND-126 đến ND-129 và ND-241 đến ND-253 thuộc khu IX, dự án Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng (phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, Hải Phòng).
Ngoài ra, còn 25 triệu cổ phiếu ABB của Ngân hàng TMCP An Bình (Geleximco là cổ đông lớn) thuộc sở hữu của các tổ chức/cá nhân bảo đảm khác. Đáng chú ý, trái phiếu của Vạn Hương cũng được Geleximco bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang cho toàn bộ các nghĩa vụ của Vạn Hương liên quan đến trái phiếu.
Ngoài 3 lô trái phiếu trên, sau đó Du lịch Vạn Hương cũng đã phát hành thêm 3 lô trái phiếu khác. Cụ thể là lô trái phiếu có mã DRGCH2124004 được phát hành vào ngày 25/10/2021 với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào ngày 25/10/2024. Lô trái phiếu này được hoàn tất vào ngày 14/1/2022 với giá trị 500 tỷ đồng với lãi suất 9,8%/năm.
Tiếp theo là lô trái phiếu có mã DRGCH2123005 được phát hành vào ngày 31/12/2021 với kỳ hạn 2 năm, đáo hạn vào ngày 31/12/2023. Lô trái phiếu này được hoàn tất vào ngày 29/3/2022 với giá trị 1.499,6 tỷ đồng cũng với lãi suất 9,8%/năm.
Cuối cùng là lô trái phiếu có mã DRGCH2226001 được phát hành vào ngày 26/1/2022, đáo hạn vào ngày 31/8/2026. Lô trái phiếu này được hoàn tất vào ngày 21/4/2022 với giá trị 1.195 tỷ đồng với lãi suất 9,5%/năm.
Theo tìm hiểu, Du lịch Vạn Hương được thành lập năm 2010, có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Vạn Hương đang đơn vị phát triển dự án Đồi Rồng của Tập đoàn Geleximco.
Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Vạn Hương là ông Phạm Ngọc Tuân (sinh năm 1969). Ông Tuân từng có nhiều năm là thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (mã CK: SHN) – một thành viên khác của Geleximco.
Ngoài Du lịch Vạn Hương, một thành viên khác trong hệ sinh thái Geleximco là Glexhomes cũng đã huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu. Hay như CTCP Đầu tư xây dựng và Kinh doanh Bất động sản HTL Việt Nam cũng huy động 800 tỷ đồng trái phiếu vào tháng 6/2021.
Geleximco tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, thành lập năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng. Tập đoàn này gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Vũ Văn Tiền. Theo giới thiệu, Geleximco hoạt động với 5 lĩnh vực chính gồm: sản xuất công nghiệp, bất động sản, tài chính - ngân hàng, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao. Geleximco là chủ các dự án đình đám như: Khu đô thị Thành phố Giao lưu, An Bình City, Gelexia Riverside, Geleximco Lê Trọng Tấn, Khu đô thị Cái Dăm, Khu Du lịch Quốc tế Đồi Rồng – Dragon Ocean Do Son... Geleximco còn được biết đến là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng sân golf Hòa Bình – Geleximco. Tổ hợp dự án của Geleximco được UBND tỉnh Hòa Bình cấp Giấy chứng nhận đầu tư tháng 12/2014, với diện tích được phê duyệt 393 ha tại địa bàn xã Dân Hạ và xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Sau bất động sản thì tài chính - ngân hàng cũng là lĩnh vực kinh doanh quan trọng của Tập đoàn Geleximco với việc thành lập và trở thành cổ đông lớn của Ngân hàng An Bình (ABBank), CTCP Chứng khoán An Bình , CTCP Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán An Bình, CTCP Tập đoàn Đầu tư tài chính An Bình... |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mena Gourmet Market: Siêu thị tích hợp đẳng cấp hàng đầu châu Á tại TP Hồ Chí Minh
Giá ngoại tệ ngày 11/10/2024: Tỷ giá USD giảm nhẹ
Giá vàng ngày 11/10/2024: Dự báo giá vàng thế giới sẽ chạm mốc 3.000 USD/ounce vào cuối năm
Giá heo hơi ngày 11/10/2024: Tiếp tục giảm tại miền Bắc và miền Nam
WTO đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu
Giá nông sản ngày 11/10/2024: Cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giảm giá