Năm 2020, ngân hàng phải tự thay đổi trước khi lên sàn
Giá xăng dầu hôm nay 27/1 / Nông nghiệp Việt Nam và mục tiêu xuất khẩu trên 43 tỷ USD
Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 2/2019 đặt thời hạn cuối niêm yết vào năm 2020 đối với toàn bộ ngân hàng thương mại.
Theo đề án này, năm 2020 dự báo sẽ là năm sôi động các hoạt động lên sàn, M&A... của hàng loạt ngân hàng.
Nhân dịp những ngày đầu năm Canh Tý 2020, TS Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính đã có những trao đổi với Dân trí về quá trình chuẩn bị lên sàn của các ngân hàng khi "giờ G" đã điểm.
Tuân thủ Basel 2
Theo TS Bùi Quang Tín, thị trường tài chính năm 2020 sẽ là điểm nhấn quan trọng và nổi trội của lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, việc tuân thủ các chuẩn mực của Basel 2 là yếu tố then chốt.
Theo thống kê, hiện có gần 20 ngân hàng đạt chuẩn mực Basel 2. Các ngân hàng đã lên sàn tầm 20 ngân hàng, còn khoảng 14-15 ngân hàng nữa phải lên sàn, trong đó bao gồm 3 ngân hàng bị mua lại 0 đồng và ngân hàng yếu kém, kiểm soát đặc biệt là DongA Bank. Một ngân hàng dự kiến trong năm 2020 sẽ cổ phần hoá là Agribank.
"Thị trường tài chính, ngân hàng của năm 2019 và 2020 là quyết liệt để tiếp tục đáp ứng chuẩn mực Basel 2 một cách đầy đủ. Thực sự phải tuân thủ Basel 2 thì khi lên sàn mới tạo dễ dàng kêu gọi vốn. Các nhà đầu tư, tổ chức tài chính nước ngoài chỉ đầu tư khi các ngân hàng minh bạch thông tin, lên sàn niêm yết", TS Bùi Quang Tín nói.
Ông Tín cũng cho hay, Chính phủ sẽ không cho thành lập ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tới cuối năm 2020. Điều đó tạo ra nhu cầu rất lớn của nhà đầu tư nước ngoài là họ sẽ nhìn các ngân hàng trong nước để tiếp tục M&A, góp vốn mua cổ phần.
Tự quyết trước khi lên sàn
TS Bùi Quang Tín cũng cho rằng, việc lên sàn của các ngân hàng dù muốn hay không muốn cũng phải thực hiện đến cuối năm 2020. Đề án đã hạn định thời gian, nếu không lên sàn sẽ bị Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra những giải pháp để giải quyết.
Để lên sàn, ngoài tuân thủ Basel 2, đáp ứng các quy định về thanh khoản, vốn, quản trị rủi ro thì chắc chắn trong năm nay, các ngân hàng chưa lên sàn đòi hỏi tăng nội lực, đặc biệt là vấn đề tăng vốn. Vừa tăng vốn đáp ứng Basel 2, vừa tăng vốn để tăng khả năng tài chính khi lên sàn. Nếu vốn yếu, nguồn lực yếu thì khi lên sàn, ảnh hưởng quyền lợi cổ đông.
Các ngân hàng cũng phải chú trọng xử lý nợ xấu. "Tỷ lệ nợ xấu nội bảng khoảng dưới 2% nhưng tổng tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn trên 3%, bao gồm 3 khoản: tỷ lệ nợ xấu nội bảng, tỷ lệ nợ xấu đã bán cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu đã phân loại theo thông tư 02 và 09. Tổng cộng 3 loại đó bây giờ là 5%. Trong năm 2020 phải quyết tâm làm sao cho 3 'ông' đó cộng lại dưới 3%", chuyên gia Bùi Quang Tín nói.
Ông Tín cũng nhận định rằng, hiện rất nhiều ngân hàng đã mua lại nợ xấu từ VAMC để tự xử lý. Khi tự xử lý như thế thì năm 2019, kết quả nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận rất tốt.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Tín, có nhiều ngân hàng tổng tài sản yếu, có vài chục ngàn tỷ đồng là quá ít, khi lên sàn, lên vẫn phải lên nhưng giá cổ phiếu bị tác động tiêu cực.
"Khi bị ép buộc thì phải tự thay đổi, tự tái cấu trúc, tự xử lý vấn đề nội bộ như tăng vốn, tìm nhà đầu tư nước ngoài trước khi lên sàn, minh bạch thông tin, xử lý nợ xấu, đặc biệt tăng tổng tài sản", TS Bùi Quang Tín nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 31/12/2024: Giảm trong ngày cuối cùng của năm
Vị thế trung tâm nuôi biển - Bài cuối: Quản lý tốt quy hoạch nuôi trồng
Chuyên gia chỉ ra 8 chủ đề đầu tư hấp dẫn năm 2025
Tỷ giá hôm nay 31/12: USD và NDT tiếp tục xu hướng tăng giá
Giá nông sản ngày 31/12/2024: Hồ tiêu biến động, cà phê giảm nhẹ
Giá heo hơi ngày 31/12/2024: Ổn định trên phạm vi cả nước