Ngăn chặn việc đầu cơ, định giá bất hợp lý mặt hàng gạo
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng tạo động lực tăng trưởng / Giá dầu tăng mạnh
Ngăn chặn tình trạng đầu cơ
Bộ Công Thương vừa ban hành chỉ thị về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nướctrong giai đoạn hiện nay.
Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường phối hợp với địa phương theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán. Ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cục Xuất nhập khẩu khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, trình Chính phủ trong quý III/2023 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo dõi tình hình sản xuất lúa gạo, diễn biến cung cầu, giá cả thị trường thóc, gạo nội địa. Tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo trong tình hình mới.
Cục Xúc tiến thương mại bố trí kinh phí cho các chương trình xúc tiến thương mại gạo trong Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại hàng năm, tạo điều kiện để thương nhân khai thác hiệu quả lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta là thành viên nhằm đa dạng hóa, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao sức cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam.
Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đến các nhà phân phối trong nước và ngoài nước.
Hỗ trợ ngành gạo tận dụng hiệu quả FTA
Yêu cầu Vụ Chính sách thương mại đa biên, cần tận dụng tiến trình rà soát các hiệp định đã được đưa vào thực thi để đề nghị các đối tác mở cửa thêm, gia tăng hạn ngạch thuế quan dành cho sản phẩm gạo của Việt Nam.
Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ ngành gạo tận dụng hiệu quả các FTA. Kịp thời thông tin về những thuận lợi, khó khăn và các vấn đề cần lưu ý đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các thị trường mà Việt Nam đã ký kết, tham gia các hiệp định song phương và đa phương.
Vụ Pháp chế, phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu trong công tác triển khai kiểm tra thi hành pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
Với Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương yêu cầu theo dõi sát thông tin về tình hình thị trường, động thái cơ chế chính sách xuất khẩu, nhập khẩu khẩu gạo của nước sở tại.
Riêng đối với các thị trường sản xuất, xuất khẩu gạo như thị trường Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Campuchia, Mỹ… Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại, tăng cường chủ động cập nhật tình hình mùa vụ sản xuất, giá gạo tiêu thụ tại thị trường sở tại, tình hình xuất khẩu và các động thái chính sách liên quan đến bối cảnh thị trường lương thực toàn cầu nhiều biến động…
Theo dõi tình hình thực hiện và kịp thời xúc tiến đàm phán gia hạn các Bản ghi nhớ về thương mại gạo đã ký. Tăng cường tìm kiếm cơ hội ký kết thỏa thuận về thương mại gạo với các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Chủ trì theo dõi, hỗ trợ doanh nghiệp đầu mối được chỉ định thực hiện Bản hhi nhớ thương mại gạo và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo khác tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu gạo tại các thị trường.
Chủ động phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm gạo của Việt Nam và năng lực xuất khẩu gạo của thương nhân Việt Nam. Đồng thời, triển khai các công tác phối hợp khác có liên quan nhằm kịp thời điều tiết, điều hành, xử lý vướng mắc, hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu gạo của thương nhân trong trường hợp cần thiết.
Trong khi đó, Vụ Thị trường trong nước được yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường, chủ động chỉ đạo Sở Công Thương địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung, bảo đảm chất lượng và cân đối cung cầu mặt hàng gạo tại thị trường trong nước. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, góp phần bình ổn giá gạo nói riêng và giá lương thực nói chung, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần đôn đốc các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn có phương án về nguồn hàng thóc, gạo để bảo đảm cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm. Xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá thóc, gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường trong nước.
Chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn duy trì lượng thóc, gạo dự trữ bình ổn thị trường theo quy định để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam