Nghệ An: Mê mẩn vườn hồng cổ thụ trĩu quả giữa trời thu
Hậu Giang: Rắn ri cá giống 'hút hàng', giá tăng chóng mặt / Phú Thọ: Cả làng thu 200 tỷ nhờ cây... "hoa vàng quả xanh"
Những gốc hồng với sức sống mãnh liệt là món quà đặc biệt mà tạo hóa ban tặng cho mảnh đất này. Giống cây không ngại mưa gió, không kén đất trồng và người trồng không phải tốn công chăm sóc.
Mùa hồng Nam Anh, sản vật nổi tiếng của vùng đất bán sơn địa. Ảnh: Lê Tập
Hồng giòn ở Nam Anh tươi rói, vàng ươm, vị ngọt dịu, giòn, thơm, nhiều đường cát, giàu dinh dưỡng, không sử dụng hóa chất bảo quản là đặc sản của địa phương, người tiêu dùng khắp mọi miền Tổ quốc đều biết đến.
Mùa hồng Nam Anh (Nam Đàn) bắt đầu từ giữa tháng 9, đến mùa của những cơn gió mùa đông vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 những cây hồng trụi hết lá, chỉ còn trơ lại những quả hồng thắm đỏ trên các cành khẳng khiu.
Bình quân mỗi năm toàn xã thu hoạch được trên dưới 500 tấn quả, tạo nguồn thu khoảng 6 - 7 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tập
Ông Lê Trọng Mạnh (Nam Anh) cho biết: “Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, mảnh đất này có 2 loại hồng, hồng trứng và hồng cậy (hồng giòn, không hạt). Cây hồng xuất hiện từ năm nào người dân ở đây cũng không nhớ rõ, có những gốc 1 – 2 người ôm, vỏ sần sùi rêu phong, phát triển tốt, trĩu quả. Vùng đất này rất hợp với cây hồng, giòn, ăn rộp rộp, không chát”.
Hồng trên đất Nam Anh có 2 loại: hồng trứng (quả to, màu đỏ) và hồng cậy (quả nhỏ, màu vàng). Ảnh: Lê Tập
Bà Trần Thị Hương (xóm 6, có khoảng 70 gốc hồng) phấn khởi nói: “Cứ dịp này, khắp các nẻo đường nhộn nhịp hẳn lên, người bán người mua tấp nập. Năm nay, quả có ít hơn nhưng không đáng kể, giá cả cũng cao, người dân cũng có nguồn thu nhập. Theo dự tính, năm nay gia đình có khả năng thu hoạch 6 – 7 tấn hồng, giá bán tại vườn cho các thường lái là 16.000 - 25.000 đồng/kg. Một vụ hồng cũng kiếm được 70 - 80 triệu đồng”.
Hồng giòn ở Nam Anh tươi rói, vàng ươm, vị ngọt dịu, giòn, thơm, nhiều đường cát, giàu dinh dưỡng, không sử dụng hóa chất bảo quản. Ảnh: Lê Tập
Quả hồng ở Nam Anh (Nam Đàn), từ lâu nổi tiếng ngọt, ngon được thị trường đón nhận. Ảnh: Lê Tập
Hồng giòn ở xã Nam Anh (Nam Đan) là cây bản địa, có nguồn gốc gen quý hiếm, được trồng ở vùng đất đặc thù về địa lý, sinh thái, tiểu khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cộng với kinh nghiệm chăm sóc, phân bón của người dân làm cho cây hồng không hạt đạt chất lượng.
Với thời tiết thuận lợi, sản lượng thu hoạch ước đạt 300 -500 tấn quả, mùa hồng năm nay, bà con Nam Anh có nguồn thu 6 -7 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tập
Phát huy tiểm năng và lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Nam Đàn đang phối hợp với người dân xã Nam Anh tạo những vườn hồng đặc sản của địa phương để phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạn 2016 - 2020. Huyện sẽ chọn 3 vườn hồng liền kề tại xóm 8, xã Nam Anh, với diện tích hơn 3 ha. Điều đặc biệt là 3 vườn hồng này được trồng hai bên trục đường lên chùa Đại Tuệ. Do vậy, khách du lịch sau khi đến với chùa Đại Tuệ, dễ dàng được tham quan, trải nghiệm trong những vườn hồng xanh mát trên triền núi.
Từ nhiều năm nay, hồng được xem là loại cây ăn quả chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao cho các xã ven núi Đại Huệ (Nam Đàn); trong đó xã Nam Anh có diện tích trồng nhiều nhất huyện với hơn 100 ha. Ảnh: Lê Tập
Hồng đang là cây trồng chủ lực đem lại nguồn thu cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Nam Anh, huyện Nam Đàn. Ảnh: Lê Tập
Theo Ông Hồ Viết Sỹ - Chủ tịch UBND xã Nam Anh, xã có hơn 100 ha trồng hồng trứng và hồng cậy, diện tích được phân bố đều cho các hộ gia đình. Cây hồng xuất hiện trên vùng đất Nam Anh rất lâu rồi, tạo nên được thượng hiệu rừng của vùng đất bán sơn địa này. Hồng Nam Anh tạo ra nét riêng biệt nằm ở vị trí tránh gió Lào và gió Bắc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines