Người dân sẽ là “tuyên truyền viên” trong sử dụng đèn Led
Ngày 26/12, tại TP. Đà Lạt đã diễn ra Hội thảo phát động chương trình hỗ trợ nông dân tiết kiệm điện trong chong đèn hoa cúc tại Lâm Đồng theo mô hình ESCO do Tổng công ty Điện lực miền Nam, Công ty Điện lực Lâm Đồng phối hợp với TP. Đà Lạt và huyện Lạc Dương tổ chức.
Khuyến khích người dân sử dụng đèn Led chong hoa cúc để tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường
Tại hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học, nhà nghiên cứu về nông nghiệp và các hộ nông dân đã tập trung trao đổi, thảo luận những tính năng ưu việc của đề án hỗ trợ nông dân tiết kiệm điện trong chong đèn hoa cúc, nhất là trong việc tiết kiệm điện, kích thích sự phát triển của cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng cho người nông dân trong canh tác, sản xuất nông nghiệp.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, hiện trên địa bàn TP. Đà Lạt và vùng phụ có trên 8.000 ha đất trồng hoa, với sản lượng trên 2,5 tỷ cành/năm. Để phục vụ cho diện tích sản xuất hoa nói trên người nông dân và các đơn vị doanh nghiệp nông nghiệp phải sử dụng trên 2 triệu bóng đèn để chiếu sáng, với mật độ từ 1.000-1.600 bóng/ha.
Qua rà soát và đánh giá, phần lớn bóng đèn được sử dụng chủ yếu hiện nay là bóng đèn Compact. Đây là đèn vừa tiêu tốn nhiều năng lượng điện lại có tuổi thọ thấp, do đó việc tìm kiếm một giải pháp để thay thế là một điều hết sức cần thiết.
Trao đổi tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng, cho biết, hiện nay, nhu cầu sử dụng đèn để chong hoa cúc là rất lớn. Nếu không có những cách thức tuyên truyền và khuyến khích người dân sử dụng đèn Led thì tiêu tốn điện năng rất lớn. Chính vì vậy, ngành điện đã chủ động phối hợp với nhiều tổ chức trên địa bàn để tuyên truyền sâu rộng đến hộ dân. Chính những hộ dân này là những “tuyên truyền viên” cho phong trào sử dụng đèn Led để chong hoa cúc.
Dùng đèn Led không những tiết kiệm điện mà chất lượng hoa vẫn đảm bảo
Đánh giá về việc sử dụng đèn Led để chong hoa cúc, anh Phạm Thanh Trường, nông dân xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt, cho biết, gia đình mình đã sử dụng đèn Led cho hoa cúc khoảng 6 tháng nay, chất lượng hoa rất tốt, đặc biệt tiền điệm giảm khoảng 30 đến 40% so với sử dụng đèn Compact trong cùng một diện tích.
Còn theo ông Nguyễn Thế Nhuận, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Rau - Hoa - Khoai tây Đà Lạt, đơn vị đã triển khai sử dụng đèn Led để chong hoa cúc và nhận thấy đây là giải pháp rất hay. Với các thông số trong cấu tạo của ánh sáng sẽ đem lại sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc đạt chất lượng như sử dụng đèn Compact. Chính vì vậy, chúng tôi luôn khuyến khích người dân sử dụng loại đèn Led này cho việc chong hoa cúc.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Phước Đức, Phó Tổng Giám đốc Công ty Điện lực Miền Nam, cho hay, nhận thấy đây là một chương trình có ý và thiết thực với người nông dân, nên đơn vị đã phối hợp và triển khai tại các địa phương, như: Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực miền Tây.
“Phong trào sử dụng đèn Led trong nông nghiệp ngày càng được nông dân đồng lòng, hưởng ứng tích cực, qua đó cho thấy hiệu quả của mô hình. Thành công của chương trình là sự lan tỏa không chỉ dừng lại ở ngành nông nghiệp mà còn tác động và thay đổi nhận thức của người dân”, ông Đức chia sẻ.
Bước đầu sẽ triển khai thí điểm cho 15 hộ dân tại TP. Đà Lạt và huyện Lạc Dương
Đại diện cho chính quyền địa phương, Tiến sỹ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã đánh giá cao giá trị thực tiễn của dự án, đồng thời cho biết trong xu thế hiện nay, nhất là trong thời điểm TP. Đà Lạt đang nổ lực để trở thành thành phố thông minh, thì việc xây dựng mô hình này là một điều cần thiết.
“Điều này không chỉ góp phần xây dựng một nền nông nghiệp địa phương mang tính hiện đại, có chiều sâu mà còn là giải pháp hữu hiệu để áp dụng các công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương”, ông S nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Phạm S, để người nông dân tiếp cận được với dự án này, rất cần sự bắt tay từ nhiều phía, sự tuyên truyền sâu rộng trên lĩnh vực truyền thông. Đặc biệt là có những mô hình hiệu quả ngay tại địa bàn để người nông dân có thể tham quan thực tế.
Có thể thấy, đề án hỗ trợ nông dân tiết kiệm điện trong chong đèn hoa cúc bằng đèn Led không chỉ giúp người dân tiết kiệm điện, góp phần bảo vệ môi trường mà còn giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội trong việc sử dụng điện tiết kiệm, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành nông nghiệp địa phương.
Triển khai thí điểm cho 150 hộ dân
Mô hình ESCO là hợp đồng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, người nông dân các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với mục đích giảm thiểu chi phí về năng lượng. Theo đó, người nông dân sẽ được cung cấp lắp đặt một hệ thống điện sử dụng đèn Led trên diện tích sản xuất của gia đình. Khi dự án đi vào vận hành, chi phí năng lượng tiết kiệm được sẽ được chia sẻ giữa khách hàng và Dự án ESCO, sau khi chủ đầu tư dự án thu hồi được vốn sẽ chuyển giao toàn bộ hệ thống cơ sở, hạ tầng cho khách hành sử dụng. Theo kế hoạch đề án hỗ trợ nông dân tiết kiệm điện trong chong đèn hoa cúc trước mắt sẽ được triển khai cho 150 hộ nông dân trên địa bàn TP. Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Sau đó sẽ đánh giá sơ bộ và mở rộng phạm vi về quy mô của dự án. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng