Nhu cầu đặt vé máy bay đi du lịch nghỉ dưỡng tăng vượt mức trước đại dịch
Ngành thủy sản Việt Nam hi vọng sớm gỡ "thẻ vàng" / Sự khác biệt giữa thẻ ATM từ và gắn chip
Nghiên cứu 37 thị trường trên thế giới và 9 thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo Du lịch 2022: Xu hướng và Chuyển đổi đưa ra các thông tin quan trọng về tình hình du lịch trên toàn cầu trong giai đoạn nới lỏng hạn chế và sau tiêm chủng COVID-19. Báo cáo so sánh hiện trạng của du lịch trên toàn cầu qua hai bước ngoặt chính: mức độ tiền đại dịch vào năm 2019 và các xu hướng trong giai đoạn mà hạn chế biên giới bắt đầu được nới lỏng và du lịch quốc tế trở lại trên hầu hết các khu vực địa lý.
Tính đến tháng 4/2022, việc mở cửa biên giới đã đưa châu Á trở lại bản đồ du lịch. Theo phân tích của Viện Kinh tế Mastercard, nếu xu hướng đặt vé máy bay tiếp tục được duy trì ở tốc độ như hiện tại, ước tính sẽ có thêm 430 triệu hành khách bay đến châu Á - Thái Bình Dương so với năm ngoái. Triển vọng du lịch của khu vực rất khả quan là điều sẽ có thể thấy rõ, ngay cả khi các thị trường thuộc khu vực Bắc Á và Trung Quốc đại lục chưa nới lỏng các biện pháp biên giới.
Sau hai năm hoạt động du lịch bị đình trệ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2022, việc nới lỏng hạn chế đi lại và mở cửa biên giới đã khiến cho nhu cầu du lịch cả trong và ngoài nước tăng vọt. Một xu hướng có thể nhận thấy ở các thị trường trên toàn khu vực chính là việc người tiêu dùng sử dụng các khoản tiết kiệm dư dả để đi du lịch. Năm 2022, Úc mở cửa biên giới, khiến cho cơ hội đi lại gia tăng một cách bất ngờ. Ví dụ, lượng đặt vé máy bay từ Úc đến Indonesia đã tăng gần 200% trong năm 2022 và số lượng các chuyến bay đến Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi.
Các khoản chi tiêu cho du lịch thay đổi và hướng đến các trải nghiệm hơn là những yếu tố khác. Phần lớn thời gian trong năm, khách du lịch quốc tế trên toàn cầu chi tiêu nhiều cho những trải nghiệm hơn là những điều có tại điểm đến. Xu hướng này còn xuất hiện ở châu Á, trong đó Singapore đã ghi nhận khối lượng chi tiêu cao hàng đầu trên thế giới từ du khách quốc tế dành cho các trải nghiệm tại điểm đến, tăng 60% từ giai đoạn tiền đại dịch đến tháng 3/2022.
Tuy nhiên, các thị trường khác trong khu vực lại cho thấy một bức tranh phức tạp hơn. Indonesia và Hàn Quốc mở cửa biên giới vào tháng 4/2022, song vẫn ghi nhận lượng khách du lịch quốc tế thấp. Đây sẽ là một xu hướng quan trọng để theo dõi đến hết năm, khi các hạn chế đi lại trên khắp khu vực đang dần được nới lỏng, và khách du lịch trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu mua sắm và chi tiêu ở nước ngoài.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, các xu hướng đã cho thấy mọi người ưa chuộng những điểm đến du lịch mà họ có thể dễ dàng tiếp cận trong bối cảnh phải đáp ứng các yêu cầu phức tạp về nhập cảnh và cách ly, các hạn chế đi lại và quy trình xét nghiệm. Do đó, Hoa Kỳ vẫn là sự lựa chọn phổ biến nhất đối với khách du lịch đến từ châu Á - Thái Bình Dương, sau đó là Úc, Singapore, Vương quốc Anh và Canada. Tuy nhiên, trong những tháng tới, xu hướng này sẽ có thể thay đổi theo hướng tạo điều kiện cho du lịch trong khu vực, do các hạn chế được nới lỏng và du lịch nội địa tăng trưởng trở lại.
Cùng đó, chi phí đi lại tiếp tục ở mức cao trong toàn khu vực do gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí vận hành lớn: Thâm hụt du lịch bắt nguồn từ đại dịch đã khiến cho gánh nặng về chi phí hoạt động tăng lên đối với các hãng hàng không và ngành vận tải nói chung, dẫn đến giá vé cao hơn cho khách du lịch đến từ châu Á - Thái Bình Dương so với các khu vực khác trên toàn cầu. Giá vé máy bay trung bình ở châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục tăng - cao hơn khoảng 11% tại Úc và 27% tại Singapore so với năm 2019. Nguyên nhân là do các hạn chế từ phía cung như vấn đề việc làm trong ngành vận tải hàng không tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn thời điểm tiền đại dịch trên toàn khu vực.
Trong bối cảnh mọi người ngày càng phụ thuộc vào các phương tiện giao thông nội địa để đi lại trong thời kỳ đại dịch, đặc biệt là ô tô, các khoản chi tiêu cho việc thuê ô tô và trả phí cầu đường liên tục tăng cao so với năm 2019 trong suốt hai năm qua. Nhu cầu về du lịch đường bộ đã tăng trưởng mạnh mẽ tại nhiều thị trường châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà loại hình du lịch này vẫn duy trì được độ hấp dẫn. Chi tiêu cho nhiên liệu dần leo thang ở Singapore, Hồng Kông, Philippines và Úc, trong khi giao thông công cộng và các công ty vận hành tàu du lịch đã vững bước trở lại con đường phục hồi sau giai đoạn khởi đầu trì trệ do các hạn chế đối với việc đi lại theo nhóm.
Trong bối cảnh trên, cho dù là hành trình gần hay xa, người tiêu dùng, doanh nghiệp và chủ thẻ thanh toán du lịch và giải trí đều có quyền tiếp cận với danh sách mở rộng bao gồm các chương trình, nền tảng và các quan hệ đối tác. Các dịch vụ của Mastercard giúp khách hàng lập kế hoạch cho chuyến đi, hỗ trợ đặt chỗ và cung cấp thông tin trực tiếp cho khách hàng 24/7. Tại điểm đến, Priceless.com tạo điều kiện để du khách tận hưởng những trải nghiệm độc nhất vô nhị, lợi ích và ưu đãi như Mastercard Travel Rewards (điểm thưởng du lịch). Bên cạnh đó, đối với khách du lịch là doanh nghiệp nhỏ, chương trình Mastercard Easy Savings (tiết kiệm dễ dàng cùng Mastercard) mang lại chiết khấu và sức mua tại các nhà cung cấp dịch vụ doanh nghiệp số, các nhà hàng cao cấp, nhà bán lẻ và khách sạn quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024