Nông nghiệp đối mặt nhiều thách thức khi thực thi EVFTA
Điều gì tạo nên sức hút cho bất động sản tại Starlake Tây Hồ Tây? / Thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 90% năm ngoái
Đứng thứ 3 cả nước về nuôi lợn với gần 1,4 triệu con lợn và 17 triệu con gà, tuy nhiên, đại diện của tỉnh Bắc Giang nhìn nhận, khi EVFTA có hiệu lực, những ngành hàng này của họ sẽ chịu áp lực cạnh tranh trực tiếp từ sản phẩm thịt gà, thịt lợn nhập khẩu từ thị trường EU.
Ảnh minh họa.
Lo lắng trên là hoàn toàn có cơ sở vì theo EVFTA, Việt Nam sẽ cắt giảm 24% số dòng thuế nhập khẩu nông sản về 0% ngay năm đầu và cắt giảm 99% sau 10 năm. Như vậy, các ngành hàng gia cầm, chăn nuôi lợn, sữa và sản phẩm từ sữa sẽ chịu cạnh tranh nhiều nhất. Trong khi quy mô doanh nghiệp nông nghiệp của ta chủ yếu vừa và nhỏ, chăn nuôi chủ yếu hộ gia đình nhỏ lẻ, giá thành sản xuất cũng cao hơn vài chục % so với sản phẩm nhập khẩu.
Ngoài ra, xuất khẩu nông sản còn có thể phải đối mặt với một thách thức khác đó là các nước tham gia hiệp định có thể giảm thuế suất nhưng lại nâng cao các hàng rào phi thuế quan.
Muốn được hưởng ưu đãi từ thuế khi vào EU, nông sản Việt Nam phải tuân thủ quy định ngày càng nghiêm ngặt của từng nước nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc; vấn đề sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, minh bạch hóa thông tin về lao động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương