Quảng Nam: Nuôi đàn chuột núi 4.000 con thu 6 tỷ đồng/năm
Mỗi năm, anh Xuyên xuất bán ra thị trường khoảng 3 tấn dúi thương phẩm. Sau khi trừ đi toàn bộ chi phí, gia đình anh thu lãi khoảng 6 tỷ đồng.
Anh Xuyên bắt đầu quyết định gắn bó với con dúi từ năm 2014. Thời điểm đó, anh đầu tư 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua 10 cặp dúi về nuôi. Tuy nhiên, khivật nuôiđang phát triển tốt và đã có thu nhập ổn định thì trận lũ năm 2017 đã cuốn đi toàn bộ số dúi khiến anh lâm cảnh trắng tay.
“Sau trận lũ đó, trong nhà tôi còn đúng 500 ngàn đồng. Tuy nhiên thấy được hiệu quả của con vật này nên tôi quyết tâm vay mượn ngân hàng 200 triệu đồng nữa để làm lại từ đầu. Lần này, tôi đã mua 20 cặp dúi với giá 1,6 triệu đồng/cặp về thả nuôi và chăm sóc. Trong quá trình nuôi, tôi đã tự mình đi tìm hiểu thêm kỹ thuật nuôi dúi không chỉ ở các trang trại trong nước mà còn đi ra các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia”, anh Xuyên kể.
Với quyết tâm học hỏi, anh Xuyên ngày càng hoàn thiện kỹ thuật nuôi dúi cho bản thân. Đàn dúi của anh không ngừng phát triển. Đến nay, sau 2 năm, anh đã phát triển đàn lên 4.000 con, trong đó 2.000 con dúi sinh sản. Tính trung bình, mỗi năm dúi đẻ 2 – 3 lứa, mỗi lứa khoảng 2 con. Cứ sau 6 tháng lại có một lứa dúi xuất bán ra thị trường chủ yếu là ở TP Hồ Chí Minh với giá 750.000 đồng/kg.
“Hiện tại, trang trại của tôi đang nuôi 2 loại dúi là dúi Lào và dúi Việt. Dúi Việt thì trọng lượng cao nhất lúc xuất bán chỉ khoảng 2kg còn dúi Lào lên đến 5kg”, anh Xuyên chia sẻ.
Với giá bán và thu nhập cao nhưng theo anh Xuyên thì chi phí nuôi loại vật này tương đối thấp. Thức ăn chủ yếu của chúng mà gia đình anh thường sử dụng là hạt ngô, tre, mía và thân cây cỏ voi. Đây là những loại thức ăn dễ kiếm trong tự nhiên và giá thành lại rất rẻ. Ngoài ra, dúi ăn cũng rất ít, mỗi ngày chỉ cần cho an 1 lần là đủ nên công chăm sóc cũng rất thấp, người nuôi không quá vất vả.
“Trong quá trình nuôi để đạt được hiệu quả cao nhất thì phải đặc biệt chú ý đến công đoạn cho dúi ăn và làm vệ sinh chuồng trại. Thức ăn của dúi phải đảm bảo vệ sinh, khô ráo. Nhất là mía và tre, nếu thấy phần đầu thân bị khô mốc thì cần chặt vứt bỏ. Nêúdúi ănbẩn sẽ bị đau bụng, tích nước và chết rất nhanh. Còn chuồng trại thì cứ 2 ngày lại dọn vệ sinh một lần để đảm bảo môi trường tốt nhất cho chúng”, anh Xuyên chia sẻ.
Cũng theo anh Xuyên thì chỉ cần đảm bảo những yêu cầu như thế thì người nuôi sẽ thành công với mô hình này. Với kinh nghiệm nuôi nhiều năm qua, anh Xuyên nhận thấy dúi rất ít nhiễm bệnh. Từ ngày gắn bó với con dúi, anh chưa hề tốn bất kỳ chi phí thuốc men nào cho con vật này.
“Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì nuôi dúi mức rủi ro rất thấp. Thế nên 2 năm qua sau khi xuất bán tôi lại tiếp tục đầu tư phát triển trang trại. Đến nay, số vốn tôi đổ vào để nuôi dúi đã lên đến 3 tỷ đồng. Sắp tới tôi đang có ý định nuôi dúi theo mô hình của Trung Quốc là xây tường rào và tạo môi trường như ngoài tự nhiên và thả dúi ra chứ không nuôi nhốt nữa. Như thế dúi sẽ phát triển nhanh và mang lại hiệu quả cao hơn”, anh Xuyên nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mạng 5G đã sẵn sàng, hướng đi nào để doanh nghiệp viễn thông 'đánh thức' tiềm năng thị trường?
Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít
Vụ phát hiện giá đỗ độc hại dùng chất cấm gây não úng thủy, dị tật bẩm sinh: Một cơ sở khai bán cho siêu thị Bách Hóa Xanh 350-400kg/ngày
Lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên toàn cầu tăng mạnh
Hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá