Quy định mới về chính sách phát triển thủy sản
(DNVN) - Theo Thông tư số 123/2018/TT-BTC, khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ do tàu đóng mới kém chất lượng, bị hư hỏng phải sửa chữa tàu dẫn đến không thể hoạt động khai thác thủy sản do lỗi của bên đóng tàu sẽ được hỗ trợ lãi suất trong thời gian sửa chữa tàu.
Clip: Những thành tựu nổi bật của việc áp dụng công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng / Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 123/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC; Thông tư số 13/2016/TT-BTC; Thông tư số 117/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính liên quan đến một số chính sách phát triển thủy sản.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
Thông tư này hướng dẫn cấp bù lãi suất cho vay đặt hàng đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Nghị định số 89/2015/NĐ-CP.
Các khoản cho vay được cấp bù lãi suất là các khoản cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật, bao gồm:
Các khoản cho vay trong hạn, không bao gồm các khoản cho vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ không do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.
Các khoản cho vay bị quá hạn một phần dư nợ gốc thì khách hàng không được cấp bù lãi suất đối với phần dư nợ gốc bị quá hạn kể từ thời điểm phát sinh. Phần dư nợ gốc không bị quá hạn theo Hợp đồng tín dụng ký kết giữa ngân hàng và khách hàng thì tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
Khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ do tàu đóng mới kém chất lượng, bị hư hỏng phải sửa chữa tàu dẫn đến không thể hoạt động khai thác thủy sản do lỗi của bên đóng tàu sẽ được hỗ trợ lãi suất trong thời gian sửa chữa tàu.
Trong thời gian làm thủ tục chuyển đổi chủ tàu, trường hợp chủ tàu không trả nợ đúng hạn và được cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì dư nợ gốc được cơ cấu lại sẽ được hỗ trợ lãi suất nhưng tối đa không quá 06 tháng. Sau khi thực hiện chuyển đổi tàu, chủ tàu mới tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất khi nhận bàn giao lại tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ nếu khoản vay đáp ứng được điều kiện quy định.
Thông tư số 123 có hiệu lực thi hành từ ngày 31/1/2019.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh
Sẽ áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi từ ngày 20/11
Giá heo hơi ngày 14/11/2024: Xu hướng tăng giảm không đồng đều
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Giá ngoại tệ ngày 14/11/2024: USD đạt đỉnh cao nhất trong năm, cán mốc 106,51
Cột tin quảng cáo