Rủi ro pháp lý đè nặng doanh nghiệp địa ốc đến bao giờ?
Xử phạt dự án hơn 13.000 căn hộ xây không phép tại Sài Gòn / Bình Dương: ‘Xé rào’ bán đất nền dự án Nhật Huy Center
Trong 6 tháng, HoREA thống kê chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại mới được Sở Xây dựng đề xuất công nhận chủ đầu tư, giảm 84% cùng kỳ. Số này tương đương 924 căn hộ.
Sở Xây dựng cũng đề xuất UBND TP HCM chấp thuận đầu tư 10 dự án nhà ở thương mại, giảm 82% cùng kỳ. Trong đó, 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, giảm 29%. Căn hộ cao cấp giảm 44% còn 2.227 căn; căn hộ bình dân giảm 35% còn 1.249 căn.
Thời gian qua, nhiều dự án bất động sản tại TP.HCM bị ách tắc, "đóng băng" (Ảnh: VĐ)
HoREA nhận định, sự sụt giảm của thị trường bất động sản tác động đến nguồn thu ngân sách thành phố. Tiền thu ngân sách 6 tháng chưa đạt 50% kế hoạch. Số tiền thu sử dụng đất trong 5 tháng đầu năm giảm 60% so với năm 2018.
Theo nhận định của các chuyên gia, sự sụt giảm này là hệ lụy của thủ tục hành chính chậm trễ cũng như những bất cập của các quy định hiện hành. Tại Hội nghị tiếp xúc với lãnh đạo TP.HCM vừa qua, đại diện một doanh nghiệp cho rằng, vướng mắc nhiều nhất đối với doanh nghiệp là có những chính sách chồng chéo, mâu thuẫn, không khả thi và thiếu tính thực tiễn. Điều này dẫn đến nhiều cuộc thanh tra, kiểm toán kéo dài 2-3 năm.
Ngoài ra, HoREA còn lo ngại việc cơ quan quản lý đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản, dẫn đến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế một phần nguồn vốn tín dụng.
Ngoài việc mở rộng hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài (vốn FDI), hoặc tìm kiếm nguồn vốn trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp bất động sản đang lựa chọn giải pháp phát hành trái phiếu doanh nghiệp để bổ sung vốn.
Trước đó, tại Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo UBND TP.HCM với doanh nghiệp bất động sản thường niên, các doanh nghiệp địa ốc kiến nghị rất nhiều vướng mắc gây khó khăn trong quá trình xây dựng và bán sản phẩm.
Cụ thể, ông Nguyễn Xuân Quang – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Đầu tư Nam Long cho rằng, vướng mắc nhiều nhất đối với doanh nghiệp bất động sản hiện nay là có những chính sách chồng chéo, mâu thuẫn, không khả thi và thiếu tính thực tiễn dẫn đến nhiều cuộc thanh tra, kiểm toán kéo dài 2-3 năm khiến doanh nghiệp bất động sản bất an; còn công tác tính tiền sử dụng đất dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM đều bị chậm trễ.
"Nhiều hồ sơ tính tiền sử dụng đất kéo dài cả năm vẫn chưa giải quyết xong, bị yêu cầu bổ sung nhiều lần, bị chuyển lòng vòng, không trình được lên Hội đồng thẩm định giá đất và UBND thành phố”, ông Quang cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ