Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng / Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Trao đổi với phóng viên TTXVN, chị Cát Nguyên, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, cho biết, do đặc thù công việc là nhân viên văn phòng làm theo giờ hành chính, nên những năm gần đây ưu tiên mua sắm sản phẩm và chuẩn bị vật phẩm tiễn ông Công, ông Táo từ sáng sớm ngày 23 tháng Chạp. Đồng thời, so một số vật phẩm, gồm: bánh kẹo, trái cây, giấy tiền vàng mã... có thể mua sắm trước vài ngày, thì riêng những sản phẩm như chè trôi nước, xôi... thì người dân có xu hướng mua trong ngày 23 tháng Chạp.
Tương tự, chị Anh Đào, cư ngụ tại Quận 5,cũng chia sẻ, gia đình thường đặt vật phẩm tiễn ông Công, ông Táo theo combo, vì hiện nay trên thị trường kinh doanh đa dạng mẫu mã, với những mức giá khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng. Điển hình, combo vật phẩm tiễn ông Công, ông Táo, gồm: chè trôi nước, kẹo đậu phộng (kẹo thèo lèo), xôi, hoa tươi cắt cành, trái cây... tùy theo chuẩn loại và kích có giá dao động ở mức từ 300.000 - 500.000 đồng/combo.
Ghi nhận thực tế tại kênh bán lẻ truyền thống lẫn hiện đại trên địa bàn TPHồ Chí Minh, cũng như kênh bán hàng trực tuyến (online) qua thương mại điện tử hay mạng xã hội... đều cho thấy hoạt động kinh doanh diễn ra khá sôi động với những đơn hàng bán theo combo chiếm lĩnh thị trường; trong đó, đơn vị kinh doanh phổ biến giới thiệu combo có giá 90.000 đồng là chè trôi nước cá chép (3 cá chép nhân đậu xanh, 3 thỏi vàng và 9 chè ỉ); chè trôi ước liên hoa (2 hoa sen, 1 lá sen, 1 gương sen, 1 búp sen và 9 viên chè ỉ); combo 40.000 đồng (3 viên chè trôi nước nhân đậu xanh, 3 thỏi vàng và 6 viên ỉ).
Bên cạnh sản phẩm chè trôi nước là vật phẩm không thể thiếu trong ngày tiễn ông Công, ông Táo, những sản phẩm như kẹo đậu phộng, xôi, hoa tươi cắt cành... cũng được bán theo combo với phong phú trọng lượng. Cụ thể, kẹo đậu phộng được đóng gói theo trọng lượng có giá dao động ở mức từ 20.000 - 50.000 đồng/gói; xôi gồm 3 phần có giá từ 60.000 - 100.000 đồng; bông Vạn Thọ có giá từ 15.000 - 20.000 đồng/cây; giấy tiền vàng mã có giá từ 30.000 - 250.000 đồng/combo...
Riêng đối với mặt hàng cá chép đỏ có nguồn cung dồi dào nhập về thị trường TPHồ Chí Minh và chủ yếu được bán buôn phổ biến ở mạng lưới chợ truyền thống; trong đó, cá chép đỏ loại nhỏ được bán theo combo 3 con có giá dao động từ 40.000 - 60.000 đồng/combo; loại trung là 80.000 - 110.000 đồng/combo. Riêng cá chép đỏ lớn thì được bán theo trọng lượng với giá phổ biến 150.000 đồng/kg.
Theo anh Thành Long, thương nhân chợ Bà Chiểu, hàng năm cứ vào dịp tiễn ông Công, ông Táo là quầy, sạp khu vực kinh doanh thủy - hải sản ở nhiều chợ truyền thống sẽ chú trọng nhập chợ mặt hàng cá chép đỏ để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Mặc dù, mặt hàng cá Chép đổ được bán buôn tấp nập từ chiều ngày 22 tháng Chạp, nhưng nhiều người dân tránh rủi ro cá chép đỏ mua về chưa kịp thả bị ngợp hay chết nên thường sẽ đi chợ sáng sớm ngày 23 tháng Chạp để mua về tiễn ông Công, ông Táo và thả trong ngày luôn.
Trong khi đó, bà Mai Thư, thương nhân chợ Nguyễn Văn Trỗi, chỉ ra rằng, giá cả mặt hàng cá chép đỏ, cũng như những sản phẩm phục vụ thị trường ông Công, ông Táo năm nay ổn định và không tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn kênh mua sắm với dịch vụ nhận đặt đơn hàng trước, giao hàng tận nơi theo đúng ngày, nhất là mua sắm theo combo không chỉ tiện lợi mà còn được giá ưu đãi so với mua riêng lẻ từng vật phẩm.
Còn đại diện một số nhà bán lẻ, phân phối lớn tại TPHồ Chí Minh cũng thông tin thêm, tính đến thời điểm này, những nhóm mặt hàng phục thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đã lần lượt được tung nguồn cung dồi dào ra thị trường để phục vụ nhu cầu mua sắm Lễ/Tết của người dân. Trong đó, nhưng nhóm ngành hàng kinh doanh thời vụ Tết, hay dự kiến có sức mua cao như bánh kẹo mứt, trái cây chưng Tết, hoa tươi cắt cành, mâm ngũ quả, sản phẩm quà Tết... cũng luôn đảm bảo được tăng số lượng ra quầy, kệ. Trong khi đó, nhóm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy - hải sản, rau củ, quả, đồ khô, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn... cũng được chú trọng đảm bảo sản lượng cung ứng đầy đủ cho thị trường Tết.
Theo văn hóa người Việt, ngày tiễn ông Công, ông Táo được xem là một phong tục tập quán của người Việt, thường được các gia đình thực hiện từ ngày 17 - 23 tháng Chạp hàng năm; trong đó, vật phẩm tiễn ông Công, ông Táo thì tùy vào điều kiện mỗi gia đình, nhưng cần thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ, cũng như một nét văn hóa đẹp trong dịp Tết cổ truyền và hướng tới bình an của người Việt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng