Siết chặt quản lý gian lận xuất xứ hàng hóa
Việt Nam trước ngưỡng phát triển mới / Áp dụng tiêu chuẩn mới trong kiểm soát chất lượng hạt điều thô nhập khẩu
Theo đó, Chính phủ giao Bộ Công Thương sửa đổi quy định xử phạt theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn hàng hóa. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức cấp C/O theo quy định.
Chính phủ giao Bộ Tài Chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan theo dõi số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; siết chặt công tác kiểm tra xuất xứ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu kiểm tra sau thông quan.
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Công thương.
Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ, Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường trong nước để kịp thời phát hiện các hành vi ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định.
Chính phủ yêu cầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chuyển từ Việt Nam đi các nước để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo đúng quy định.
Trong Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Công an kiểm tra, xác minh kịp thời các mặt hàng, vụ việc có dấu hiệu gian lận xuất xứ, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về gian lận xuất xứ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng