Startup Việt cần tận lực đầu tư 'nội lực'
Nho 11 triệu đồng/chùm, dưa hấu 4 triệu/quả vẫn hút giới nhà giàu Việt / Bỏ nghề xây dựng, chuyển sang nuôi cá khổng lồ kiếm chục tỷ/năm
Ông Phạm Dũng Nam - Giám đốc Văn phòng Đề án 844 (Bộ KH&CN), cho biết, những năm gần đây, làn sóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) không chỉ còn tập trung riêng ở một lĩnh vực nào mà ngày càng lan tỏa ra đa ngành, đa nghề với những kết quả đáng kể. Theo thống kê của tạp chí Echelon (Singapore), một trong những tạp chí online lớn nhất về khởi nghiệp ở Đông Nam Á, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 DN khởi nghiệp ĐMST, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015 (khoảng 1.800 DN).
Cùng với số lượng, chất lượng các DN này ngày càng cao thể hiện ở các con số cụ thể như: Năm 2017 Việt Nam đã tiếp nhận tới 92 thương vụ đầu tư với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng gần gấp đôi số thương vụ và tổng số vốn đầu tư tăng 50% so với năm 2016.
Cơ hội lớn cho các Startup Việt thu hút NĐT quốc tế nếu thành thạo tiếng Anh.
Hiện nay, sự hiện diện của các NĐT quốc tế ở Việt Nam là rất lớn với số lượng giao dịch chiếm tới hơn 1/3; giá trị đầu tư từ quốc tế cũng gấp hơn 5 lần so với đầu tư trong nước, các khoản đầu tư lớn nhất trong năm 2017 vừa qua cũng đều đến từ các NĐT nước ngoài. Thậm chí đã có một số NĐT nước ngoài còn có ý định sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh, sáng lập KisStartup, để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước lớn mạnh, việc đầu tư nội lực cho đội ngũ startup Việt Nam là một vấn đề rất quan trọng. Đơn cử như việc năng lực ngoại ngữ để thuyết trình dự án với các NĐT quốc tế của các startup Việt hiện nay vẫn còn yếu. Thậm chí nhiều NĐT quốc tế có phản ánh, họ rất mong muốn trao đổi trực tiếp với các startup Việt bằng tiếng Anh nhưng ít có cơ hội; bên cạnh đó các startup Việt vẫn bị đánh giá là còn phản ứng hơi chậm, phản hồi chậm...
Để phát triển thị trường cho startup, Giám đốc Văn phòng Đề án 844 cho biết, Đề án 844 đang nghiên cứu, rà soát chính sách để kiến nghị tới các cơ quan thẩm quyền giảm bớt rào cản về thủ tục, giấy phép con, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng xã hội, giấy phép thử nghiệm sản phẩm mới. Đề án cũng đề xuất cơ chế bảo hộ cho phép startup thử nghiệm sản phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết