Sự thật resort 120 triệu đồng/đêm ở ven đô: Hoá ra gặp đồ giả
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: TP.HCM chi hơn 18.000 tỷ chuẩn bị hàng Tết, coi chừng 'sập bẫy' Black Friday / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Cà phê Việt vào thị trường Mỹ, giá dầu ‘rớt đáy’ 1 năm
Chia sẻ tại hội thảo “Du lịch nghỉ dưỡng ven đô: Thực trạng và triển vọng”, ông Nguyễn Thành Trung, Phó tổng giám đốc Công ty CP Archi Invest, cho biết, ông khá bất ngờ tại một biệt thự 3 phòng ngủ, view ra cánh đồng lúa có giá 120 triệu đồng/đêm trong chuyến chuyến khảo sát Chiềng Mai, Thái Lan.
“Tôi hỏi là ở đây có gì vui chơi không, họ bảo là ở đây có thể nghe được tiếng cu gáy trong rừng, tiếng chim. Tôi phát hiện là họ cố tình bật những bản nhạc bằng tiếng cu gáy. Cách họ làm là giữ lại những gì tự nhiên nhất có thể. Họ sẽ không làm những con đường bê tông mà họ sẽ lát sỏi tự nhiên.
Tôi cũng mong ước 1 ngày nào đấy chúng tôi cũng như những người làm nghỉ dưỡng tại ngoại ô thoát khỏi câu hỏi của khách hàng là 'khu của bọn em có gì vui chơi không'. Vì chúng ta khá lười, thường chơi những gì ngay trước mắt”, ông nói.
Theo khảo sát, du lịch nghỉ dưỡng ở vùng ven những đô thị lớn như Hà Nội lại phát triển rất chậm, nếu không nói là tụt hậu rất xa so với du lịch nghỉ dưỡng biển. Số lượng những khu du lịch nghỉ dưỡng được đầu tư bài bản ở vùng ven Hà Nội và các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình,... rất khiêm tốn.
Nói về thực trạng nghỉ dưỡng ven đô, ông Trung cho rằng, hiện nay các resort có chưa đầy 1.600 phòng 3-5 sao, đó là nguồn cung yếu. Hầu hết khách hàng đều đi trong ngày, những homestay hay du lịch cộng đồng đang thu hút khách hàng do khách hàng có thể chỉ đi trong ngày. Với nguồn cung hạn chế như vậy, ông Trung chia sẻ, xây dựng cật lực 10 năm nữa khả năng cũng chưa đáp ứng được với dân số Hà Nội ngày một tăng.
Ông Lương Ngọc Khánh chỉ ra rằng, Việt Nam đi đến đâu cũng nói là rất đẹp, rất thích nhưng khi đến ngủ tại các khu resort thì hầu như đều không cảm nhận được sự thích thú. Khi đi nghỉ dưỡng, điều quan trọng nhất mình bán cho họ là cảm xúc, thì một loạt khách sạn resort xây giống nhau, không có nét độc đáo riêng biệt, thiếu bản sắc văn hóa riêng.
Khách du lịch nước ngoài rất thích được trải nghiệm, khám phá văn hóa của khu vực địa phương. Tất nhiên, nhiều khu có nhưng hầu hết là không đáp ứng được.
Ông Trương Chí Kiên, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần QNK, cho rằng, cái khó của phát triển bất động sản nghỉ dưỡng ven đô là vào các ngày trong tuần và vào mùa đông (đặc biệt ở miền Bắc), một số khu bất động sản nghỉ dưỡng ven đô vẫn được khai thác tốt nhưng không mang tính đại diện. Chính điều này khiến các nhà đầu tư không mấy hứng thú mua sở hữu các bất động sản nghỉ dưỡng ven đô, bởi tài sản đấy khó được tối ưu hóa về giá trị.
Tìm cách đánh thức tiềm năng
Mặc dù được đánh giá là tiềm năng song để đánh thức phân khúc này không là chuyện đơn giản. Ông Nguyễn Mạnh Thản, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội, nhận xét, du lịch ven đô đã có từ khá lâu rồi nhưng vẫn còn hoạt động theo kiểu nhỏ lẻ, manh mún và chưa tạo thành chuỗi được.
Nếu chỉ đầu tư xong và chờ khách hàng tìm đến thì sẽ rất khó; cần phải có liên kết hợp tác của các lực lượng để đưa thông tin đến du khách và sau đó chăm sóc họ thì mới hiệu quả - ông nói.
Theo ông Thản, cần tạo ra một chuỗi trách nhiệm và chuỗi quyền lợi trong phát triển du lịch ven đô. "Có thể trong thời gian tới, chúng tôi sẽ thành lập một chi hội du lịch ven đô; cần phải có giao lưu, đối thoại giữa các nhà đầu tư, các cơ quan công quyền và cộng đồng dân cư để lan tỏa tầm quan trọng của du lịch ven đô, từ đó cho ra nhiều ý tưởng mới, sáng tạo nhằm biến không thành có, biến khó thành dễ", ông Thản cho hay.
Theo ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Welham Hospitality, cần tách biệt giữa hai loại hình là những cơ sở du lịch thuần túy theo kiểu resort và đầu tư nghỉ dưỡng kết hợp kinh doanh du lịch. Những cơ sở làm resort thuần túy thì làm khá thành công về dịch vụ, còn các cơ sở làm BĐS nghỉ dưỡng thì thành công về BĐS nhưng dịch vụ lại chưa thành công.
Theo ông Huy, phần lớn các công ty đang đầu tư cơ sở hạ tầng về phòng nghỉ, chưa làm dịch vụ. Do vậy, đầu tiên phải tổ chức lại công năng vận hành, thay vì đầu tư khu nghỉ dưỡng nhưng toàn làm bất động sản cần chú trọng nghỉ dưỡng, dịch vụ.
Ông Lê Kiên Trung (Urban Get Away) đưa ra lời khuyên, rằng đừng nên nghĩ phải đầu tư quá lớn, đôi khi chỉ cần đầu tư nhỏ. Đặc điểm của loại hình này là khách không ở lại lâu, trong khoảng thời gian ngắn mà dịch vụ thì hạn chế.
"Giờ chúng tôi cố gắng không cung cấp các dịch vụ có sẵn như ở resort mà thường để khách tự phục vụ, có các phong trào you lead yourself, khách tự nấu nướng, tăng tính tương tác giữa những người tham gia du lịch thay vì chỉ ngồi, đặt đồ ăn và ăn xong rồi về", ông Trung nói.
Liên quan tới vấn đề con người, ông Nguyễn Quốc Hoàn, Tổng giám đốc khách sạn The Ann Hà Nội, lưu ý, nếu các khu nghỉ dưỡng ven đô muốn tăng lượng khách quay lại, cần đầu tư về con người, đào tạo nghiệp vụ một cách bài bản. “Nếu bạn muốn khu nghỉ dưỡng của mình hoạt động tốt, bài toán con người cần được giải quyết sau tất cả những phân tích thị trường và kinh tế mà bạn đã làm”, ông khuyên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông