Đấu giá “ế ẩm”, BIDV tiếp tục đại hạ giá khoản nợ của CTCP Đầu tư & Thương mại Dầu khí Nghệ An
DNVN - Giá khởi điểm được đưa ra trong đợt chào này là 40,7 tỷ đồng, giảm gần 44 tỷ đồng so với đợt đấu giá hồi cuối tháng 11/2019.
60 tỷ USD trong dân: Hiểu cho đúng về huy động / Maritime Bank ra mắt gói sản phẩm M-Business dành cho chủ doanh nghiệp
BIDV vừa tiếp tục có thông báo về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đảm bảo, thông báo thu giữ tài sản, thông báo phát mại tài sản thế chấp,... gồm bất động sản, thiết bị khai thác thủy sản,...
Đáng chú ý, trước đó, BIDV đã 'năm lần bảy lượt' rao bán khoản nợ của Công ty cổ phần Đầu tư & Thương mại Dầu khí Nghệ An (mã: PXA) nhưng đều không thành công.
Cụ thể, ngày 19/3 vừa qua là lần thứ 8 BIDV chi nhánh Nghệ An (BIDV Nghệ An) thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ với tổng giá trị hơn 40,7 tỷ đồng tại PXA.
Tòa nhà dầu khí Nghệ An.
Tài sản thế chấp cho khoản vay nay là dự án Tòa nhà Dầu khí theo hợp đồng thế chấp ngày 12/11/2011 giữa PXA và PVFC Thanh Hóa. Trong đó, tài sản thế chấp tại BIDV Nghệ An là 8 tầng văn phòng cho thuê (từ tầng 15-22) diện tích sử dụng mỗi tầng khoảng 733 m2.
Giá khởi điểm cho khoản nợ tại PXA là 40,7 tỷ đồng, chỉ chưa đầy 5 tháng, BIDV Nghệ An đã giảm gần 44 tỷ đồng so với đợt đấu giá hồi cuối tháng 11/2019.
Lưu ý, giá khởi điểm không bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu/sử dụng tài sản, phí đăng ký và các phí khác (nếu có) khi thực hiện mua khoản nợ, các chi phí này do người trúng đấu giá chịu. Việc mua, bán Khoản nợ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT).
Trước đó, ngày 18/2, giá khởi điểm của khoản nợ chỉ còn 55,9 tỷ đồng, giảm khoảng 29 tỷ đồng so với lần rao bán trước đó.
Vào tháng 10/2019, BIDV Nghệ An cũng rao bán khoản nợ này với giá khởi điểm là 84 tỷ đồng.
Được biết, PXA hoạt động kinh doanh liên tục thua lỗ từ năm 2016 đến nay. Tại thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của PXA ở mức 142 tỷ đồng nhưng nợ ngắn hạn đã sắp đuổi kịp với gần 141 tỷ đồng.
BIDV là ngân hàng có nợ nhóm 5 đứng đầu hệ thống.
Sau khi Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu chính thức được Quốc hội thông qua vào tháng 8/2017, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh việc thu hồi và thanh lý tài sản đảm bảo.
Trong đó, BIDV là ngân hàng có nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đứng đầu hệ thống cũng đang rất tích cực công bố thu hồi và thanh lý tài sản đảm bảo và các khoản nợ.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2019, tổng nợ xấu của BIDV ở mức 19.452 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5- nhóm nợ nguy hiểm nhất) chiếm hơn 11.209 tỷ đồng, tăng 56% so với đầu năm.
Tính đến cuối năm 2019, BIDV cũng đã mạnh tay trích hơn 20.000 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro, tăng 6,2% so với năm 2018.
Hà Phương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo