Giải ngân 10 tháng năm 2022 chỉ đạt 51,3%
Đà Nẵng: Giải ngân vốn đầu tư công ở mức “khá khiêm tốn” / Tăng phân cấp, phân quyền cho địa phương, nâng hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công
Cập nhật thông tin về tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn Ngân sách Nhà nước (NSNN) theo kế hoạch, Bộ Tài chính cho biết: Về giải ngân tổng vốn kế hoạch 692.345 tỷ đồng, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 30/9/2022 là 264.234 tỷ đồng, đạt 38,1% kế hoạch.
Ước thanh toán từ đầu năm đến 31/10/2022 là 317.714 tỷ đồng, đạt 45,9% kế hoạch.
Trong đó, vốn kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2022 (51.116 tỷ đồng): Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 30/9/2022 là 14.944,97 tỷ đồng, đạt 29,24% kế hoạch. Ước thanh toán từ đầu năm đến 31/10/2022 là 19.940,70 tỷ đồng, đạt 39,01% kế hoạch kế hoạch.
Vốn kế hoạch năm 2022 (641.228 tỷ đồng): Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 30/9/2022 là 249.289 tỷ đồng, đạt 38,9% kế hoạch (641.228 tỷ đồng và đạt 42,98% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (580.046 tỷ đồng).
Bộ Tài chính kết luận: Tỷ lệ ước giải ngân 10 tháng năm 2022 đạt 46,4% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 51,34%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (55,8%); trong đó vốn trong nước đạt 53,3% (cùng kỳ năm 2021 đạt 60,9%), vốn nước ngoài đạt 20,1% (cùng kỳ năm 2021 đạt 15,3%).
Cũng theo Bộ Tài chính, có 11 bộ và 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 55%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Thanh tra Chính phủ (100%), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (100%), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (99,5%), Ngân hàng Nhà nước (77%, chưa bao gồm kế hoạch bổ sung vốn ĐTPT nguồn NSTW để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ lãi suất qua ngân hàng thương mại), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (74,8%), Hội nhà báo Việt Nam (72,4%), Bình Định (79,6%), Tiền Giang (76,4%), Đồng Tháp (75,2%).
Có 30/52 bộ và 17/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 45%, trong đó có 19 bộ và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo