Tài chính - ngân hàng

Kiều hối về Việt Nam năm 2020 hơn 17 tỷ USD, chiếm 5% GDP

DNVN - Theo Báo cáo sơ lược về di cư và phát triển được Ngân hàng Thế giới World Bank công bố mới đây, lượng kiều hối chảy về Việt Nam trong năm 2020 ước tính đạt 17,2 tỉ USD, tăng 3% so với năm 2019 và cao hơn nhiều so với mức dự báo đạt 15,7 tỉ USD trong báo cáo hồi tháng 10/2020.

Lo ngại tiêu thụ nông sản sẽ gặp nhiều khó khăn vì COVID-19 / Mặt bằng lãi suất mới sẽ hình thành trong quý II?


Nguồn: World Bank

Nguồn: World Bank.

Theo Báo cáo sơ lược về di cư và phát triển được Ngân hàng Thế giới World Bank, xét theo quy mô tương đối với nền kinh tế, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 tương đương 5% GDP, cũng nằm trong top 10 thế giới. Đặc biệt, phần lớn các quốc gia xếp trên Việt Nam đều có quy mô dân số rất nhỏ, khoảng 1 triệu người trở xuống (ngoại trừ Philippines).

Tính riêng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Việt Nam xếp thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Philippines. Xét theo quy mô tương đối với nền kinh tế, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 tương đương 5% GDP, cũng nằm trong top 10 thế giới. Năm 2019, lượng kiều hối về Việt Nam là 17 tỷ USD, tương đương 6,5% GDP.

Các quốc gia có lượng kiều hối cao nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Các quốc gia có lượng kiều hối cao nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

 

Cũng theo World Bank, trong cả hai năm 2019 và 2020, tuyến chuyển tiền từ Thái Lan về Việt Nam là một trong 5 tuyến kiều hối đắt đỏ nhất thế giới. Phí chuyển một khoản kiều hối tương đương 200 USD từ Thái Lan tới Việt Nam có thể lên đến 13% số tiền được chuyển.

Bên cạnh đó, phí chuyển kiều hối tới khu vực Đông Á - Thái Bình Dương giảm nhẹ từ 7,05% trong quý 3/2020 xuống còn 6,86% trong quý 4. Phí rẻ nhất là tuyến chuyển đến Philippines, trung bình chỉ mất khoảng 3% số tiền chuyển đi trong quý cuối năm 2020.

Phí chuyển từ Thái Lan đi các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á là cao nhất, trung bình lên tới 13,5% trong quý 4/2020. Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và lượng kiều hối giảm, các quốc gia trong khu vực cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm lao động ở nước ngoài.

Bất chấp những dự báo về sự suy giảm trước đó, World Bank đánh giá dòng kiều hối đã được chứng minh là có khả năng phục hồi trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Năm 2020, dòng kiều hối chảy về các nước có thu nhập thấp và trung bình đạt 540 tỉ USD, chỉ thấp hơn 1,6% so với năm 2019.

 

Nếu không tính Trung Quốc, lượng kiều hối nhận về tại các nước thu nhập thấp và trung bình còn lớn hơn tổng mức đầu tư ngoài nước và nguồn viện trợ chính thức cộng lại. “Điều này thể hiện vai trò rất quan trọng của nguồn lực kiều hối đối với phát triển”, World Bank nhận định.

Theo dự báo của World Bank, lượng kiều hối chảy về các nước có thu nhập thấp và trung bình dự kiến sẽ tăng 2,6% lên 553 tỉ USD vào năm 2021 và tăng 2,2% lên 565 tỉ USD vào năm 2022.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm