Tài chính - ngân hàng

Moody’s nâng triển vọng của Việt Nam lên hai bậc

DNVN - Vào ngày 18/3, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (Moody's) đã giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm và thay đổi triển vọng hai bậc lên "Tích cực".

Vietcombank nhận hai giải thưởng danh giá do The Asian Banker trao tặng / Miễn giảm phí dịch vụ thanh toán ngân hàng đến hết tháng 6/2021

Vào ngày 18/3, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (Moody's) đã giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 (Khoản vay có yếu tố đầu cơ và rủi ro tín dụng đáng kể trong mục không đầu tư dài hạn) đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm và thay đổi triển vọng hai bậc lên "Tích cực".

Moody's là công ty sở hữu Moody's Investor Services (công ty chuyên đánh giá các công cụ nợ có thu nhập cố định) và Moody's Analytics (công ty cung cấp phần mềm và nghiên cứu để phân tích kinh tế và quản lí rủi ro). Moody's xếp hạng dựa trên rủi ro đánh giá được và khả năng thanh toán lãi của người vay. Các nhà đầu tư trên toàn thế giới rất chú ý đến các xếp hạng của Moody's đối với trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và các tổ chức chính phủ.

Bảng xếp hạng của Moody's, theo thứ tự cao nhất đến thấp nhất (từ trên xuống dưới) Nguồn: www.moodys.com.

Bảng xếp hạng của Moody's, theo thứ tự cao nhất đến thấp nhất (từ trên xuống dưới) Nguồn: www.moodys.com.

Xếp hạng của Moody từ mức AAA là mức cao nhất đối với nhà phát hành chất lượng hàng đầu với rủi ro thấp nhất; đến mức C là các chứng khoán có rất ít khả năng trả được nợ gốc.

Trong bảng xếp hạng vừa công bố, Moody’s xếp hạng tiền gửi nội tệ và ngoại tệ dài hạn, theo đó áp dụng xếp hạng của 15 ngân hàng Việt ở mức Ba3, thay đổi từ tiêu cực lên tích cực. Moody's điều chỉnh triển vọng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi nội tệ & ngoại tệ dài hạn của 5 ngân hàng từ "Tiêu cực" lên "Tích cực", 4 ngân hàng được điều chỉnh từ "Ổn định" lên "Tích cực" và 6 ngân hàng từ "Tiêu cực" lên "Ổn định".

15 ngân hàng trong diện điều chỉnh bao gồm: AB Bank, HD Bank, Vietcombank, BIDV, Lien Viet Post Bank, MB Bank, Ocean Bank, SeA Bank, TP Bank, Agribank, VIB, VietinBank, VP Bank, Techcombank

  • 5 ngân hàng được nâng triển vọng từ "Tiêu cực" lên "Tích cực": Vietcombank, Agribank, VietinBank, Techcombank, BIDV
  • 4 ngân hàng được điều chỉnh từ "Ổn định" lên "Tích cực": Ocean, TP Bank, VPBank, VIB
  • 6 ngân hàng được điều chỉnh từ "Tiêu cực" lên "Ổn định": AB Bank, ACB, HD Bank, Lien Viet Post Bank, MB Bank, SeA Bank

Ngoại trừ ABBANK, xếp hạng đánh giá tín dụng cơ sở (BCA), BCA điều chỉnh, xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) của các ngân hàng nêu trên đều không bị ảnh hưởng trong đợt điều chỉnh này. Với giả định tất cả các yếu tố không đổi, Moody's có khả năng sẽ nâng xếp hạng dài hạn của 9 ngân hàng Việt Nam có xếp hạng triển vọng "Tích cực" nếu Việt Nam được nâng xếp hạng tín nhiệm.

 

Moody’s thay đổi xếp hạng triển vọng của Việt Nam cho thấy khả năng hỗ trợ của Chính phủ đối với các ngân hàng. Triển vọng cũng củng cố hồ sơ tín dụng của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt khi nền kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu tích cực nhờ làn sóng đầu tư và chuyển đổi sản xuất sau đại dịch Covid 19. Trong dài hạn, Chính phủ đặt mục tiêu cải thiện việc thu thuế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp số, doanh nghiệp khu vực phi chính thức.

Đó cũng là kết quả của sự kiên trì, chủ động của các cơ quan Chính phủ, của Bộ Tài chính trong việc trao đổi, chia sẻ các thông tin cập nhật với phía Moody’s. Bộ Tài chính tin rằng Moody’s, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng như tổ chức quốc tế khác sẽ có thông tin đầy đủ và cơ sở xác thực để đưa ra nhìn nhận sát thực, tích cực về hồ sơ tín dụng của Việt Nam.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm