Tài chính - ngân hàng

Tín hiệu tích cực từ thị trường tín dụng tiêu dùng

DNVN - Đến đầu năm 2025, thị trường tài chính tiêu dùng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô.

Năm 2023, kinh tế toàn cầu ảm đạm sau giai đoạn hậu COVID-19 cùng nhiều bất ổn như xung đột địa chính trị. Trong nước, tổng cầu, đầu tư sụt giảm; tỷ giá, lãi suất biến động khó lường... đã tác động tới đời sống người tiêu dùng.

Điều này dẫn đến tình trạng thắt chặt chi tiêu. Nhiều tổ chức, cá nhân “thắt lưng buộc bụng” không đăng ký những khoản vay mới để mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2024, mọi thứ đã có sự cải thiện rõ rệt khi Chính phủ triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới…

Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển.

Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2024 và dự báo năm 2025 của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố cho thấy tiêu dùng tiếp tục phục hồi với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2024 tăng 8,8% nhờ lượng khách du lịch tăng mạnh và tiêu dùng cá nhân phục hồi.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh..., dư nợ cho vay tín dụng tiêu dùng tăng mạnh. Điển hình, tính đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và 12% so với cùng kỳ.

Giới chuyên gia nhận định, sang năm 2025, ngành thị trường tài chính tiêu dùng sẽ tiếp tục có nhiều vận hội mới để tăng trưởng, bứt phá mạnh mẽ khi Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới đây nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên 6,6%, vượt Philippines (6,1%), Campuchia (5,5%), Indonesia (5,1%) và Thái Lan (2,9%). Qua đó, thu nhập hộ gia đình cải thiện sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu tài chính tiêu dùng.

Bên cạnh đó, FinGroup đánh giá thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn đang có nhiều triển vọng phát triển khi quy mô tín dụng tiêu dùng mới đạt trên 10% GDP – con số thấp hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Hàn Quốc với hơn 40% GDP, Hồng Kông (Trung Quốc) với hơn 20%....

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ và cải cách cụ thể của Chính phủ trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng sẽ khuyến khích nhu cầu vay. Cụ thể, đối với các khoản vay dưới 100 triệu đồng, khách hàng không cần cung cấp phương án sử dụng vốn chi tiết. Thay vào đó, khách hàng chỉ cần chia sẻ thông tin cơ bản về mục đích vay và khả năng trả nợ của mình.

Trước những điều kiện lý tưởng đó, các tổ chức tín dụng, công ty tiêu dùng đã chủ động cải tổ, áp dụng hệ thống công nghệ và chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nhằm đón đầu “làn sóng” tăng trưởng mới của giai đoạn tiếp theo.

Như tại Home Credit, thông qua việc đầu tư vào AI (trí tuệ nhân tạo) và Big Data (dữ liệu lớn), doanh nghiệp này đã số hóa toàn bộ quy trình vay vốn, từ đăng ký, phê duyệt đến hỗ trợ khách hàng. Ứng dụng di động Home App của Home Credit Việt Nam cũng được nâng cấp để mang tới trải nghiệm tối ưu, từ duyệt vay tức thì đến chatbot hỗ trợ 24/7. Quy trình vay tiền mặt trực tuyến được tối ưu hoá trên ứng dụng chỉ mất 3 phút từ lúc phê duyệt tới giải ngân, mang đến trải nghiệm nhanh chóng, tiện lợi và liền mạch cho người dùng.

Ngoài ra, để tăng cường sự hiện diện trên nhiều lĩnh vực, Home PayLater của Home Credit đã hợp tác chiến lược với nhiều nhà bán lẻ lớn và các nền tảng thương mại điện tử, nhờ đó trở thành một công cụ thanh toán thiết yếu cho người tiêu dùng hiện đại. Ví dụ như ký kết hợp tác toàn diện với Thế Giới Di Động hay như thỏa thuận hợp tác giữa Home Credit và Be Group mới đây cũng đã mang đến cho hàng triệu người dùng BE thêm lựa chọn thanh toán mới.

Ngoài ra các giao dịch thanh toán điện tử và nạp thẻ qua Home App được giảm 20%, tối đa 50.000 đồng. Khách hàng thanh toán bằng Home PayLater tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, mỹ phẩm và nhà hàng trong tháng 1 được giảm 50.000 đồng...

Thu Hà
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo