Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam thông qua chuyển đổi số
Với số lượng 120 thành viên chính thức và hơn 400 thành viên chưa chính thức, Hiệp hội Nông nghiệp số đã phân ra các ngành cụ thể để hỗ trợ một cách hiệu quả như công nghệ, logistics, marketing, vốn, đào tạo… với mục tiêu sẽ tìm kiếm, chọn lọc công nghệ phù hợp cho từng mô hình canh tác, chế biến, thu hút đầu tư cho chế biến sâu tại Việt Nam.
Vài năm trở lại đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự lấn sân đầu tư của không ít tập đoàn lớn trong nước. Sự tham gia này sẽ có vai trò thay đổi cơ cấu và phương thức sản xuất nông nghiệp bằng việc ứng dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, Big Data, Blockchain, robot, IoT để hỗ trợ và xây dựng một nền "nông nghiệp số".
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, đầu tư vào nông nghiệp tại Việt Nam là tiềm năng lớn, đặc biệt khi Việt Nam đang ứng dụng mạnh mẽ cách mạng 4.0. Cùng với đó là những tác động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do với kỳ vọng mở rộng thị trường xuất khẩu sau khi dỡ bỏ các hàng rào thuế quan.
Khi các tập đoàn lớn tham gia, bài toán về tài chính, vốn là nút thắt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được giải quyết. Tuy nhiên, có doanh nghiệp nói, sau hơn 7 năm đầu tư họ vẫn chưa có một sản phẩm nào ra thị trường trong nước.
Hay như FPT đã từng tuyên bố đã tham gia vào nông nghịep công nghệ cao, nhưng sau 4 năm họ mới dừng ở việc chuyển giao công nghệ, có phòng thí nghiệm công nghệ Nhật Bản nhưng thực tế chưa đưa vào bất kỳ một sản phẩm nông nghiệp nào. Vậy khó khăn nằm ở đâu? Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong rất nhiều khó khăn có những khó khăn đặc thù ngành.
"Khu vực nông nghiệp là một khu vực đầy rủi ro, một khu vực sản xuất ngoài trời, một thị phần lợi nhuận rất thấp. Chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều trong một thời gian ngắn. Bình quân đất đai chúng ta rất thấp, như vậy rõ ràng, doanh nghiệp để có một quy mô sản xuất hàng hóa đòi hỏi sự liên kết, mà thông qua liên kết trực tiếp bà con nông dân thì không thể được mà phải gián tiếp thông qua các Hợp tác xã mà HTX mới đang trên đà đang đổi mới, đang hình thành. Vì vậy không thể phó thác hoàn toàn cho doanh nghiệp" - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nói.
Các doanh nghiệp lớn rõ ràng có nền tảng tốt nhưng theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp, kinh nghiệm về nông nghiệp cần tích lũy. Việc kết nối nông nghiệp số sẽ hình thành các trung tâm đào tạo để giải quyết bài toán về thiếu nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao, về quản lý Nhà nước, về nhân sự tổ chức sản xuất, cũng như thương mại hội nhập.
Hiện nay, Việt Nam có 11.000 doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào làm nông nghiệp và 49.000 doanhg nghiệp ở các lĩnh vực ngành nghề bổ trợ cho nông nghiệp. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, việc ra đời Hiệp hội Nông nghiệp số được coi là bước phát triển về chất để tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Nông nghiệp số ra đời không phải chiếc đũa thần để có thể thay đổi hoàn toàn cục diện nông nghiệp Việt sau 1 đêm, nhưng với sự kết nối từ tất cả các lĩnh vực công nghệ, sản xuất, chế biến, thương mại, đầu tư, công nghệ, trang trại, phân bón, bảo vệ thực/động vật, logistics…thì mục tiêu nông nghiệp sẽ tăng đóng góp vào GDP của Việt Nam thêm từ 10-15% trong 5 năm tới.
Theo Trung tâm Tin tức VTV24/VTV
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông