Tăng trưởng công nghiệp 9 tháng: Hà Tĩnh dẫn đầu cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh thu ngân sách nhà nước tăng 9,88% / GIÁ VÀNG NGÀY 1/10: USD tăng cao, vàng tiếp tục đi xuống
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 12,7%; quý II tăng 8,2%; quý III tăng 10,7%), đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2012 trở lại đây.
Trong đó, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng chung của toàn ngành với mức tăng 12,9% (quý I tăng 15,7%; quý II tăng 9,6%; quý III tăng 13,2%), đóng góp 9,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Ảnh minh họa.
Đây là mức tăng cao nhất của ngành này trong nhiều năm qua; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,7%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 2% (chủ yếu do khai thác dầu thô giảm 11,7%), làm giảm 0,3 điểm phần trăm mức tăng chung.
Một số ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 53,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 25,9%; sản xuất kim loại tăng 18,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 16,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 14,8% (quý I tăng mạnh 34,6% nhưng quý II chỉ tăng 3,2% (nguyên nhân chủ yếu do năm nay Công ty TNHH Samsung Electronics tập trung sản xuất các dòng điện thoại cao cấp vào tháng 2 và tháng 3, trong khi năm 2017 sản xuất chủ yếu vào tháng 4 và tháng 5).
Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó Hà Tĩnh là địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng 110,4% do có sự đóng góp của Tập đoàn Formosa, tiếp theo là Thanh Hóa tăng 28,6% chủ yếu do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn mới đi vào sản xuất từ giữa năm 2018. Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Hải Phòng tăng 25,2%; Bắc Ninh tăng 15,9%; Vĩnh Phúc tăng 15,8%…
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2018 tăng1,1% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2018, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2017 tăng 12%).
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2018 tăng 13,8% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2017 tăng 8,8%).
Riêng trong tháng 9, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 9 ước tính tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 2,7%; ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,1%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,4%.
Tính chung quý III/2018, IIP ước tính tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 3,4%; ngành chế biến, chế tạo tăng 13,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,6%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao