Tăng trưởng trái chiều về nhập khẩu 9 loại trái cây Việt Nam vào Trung Quốc
Đến nay, Việt Nam đã được xuất khẩu 9 loại quả sang Trung Quốc, gồm: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt.
Theo Bộ Công Thương, số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, cho hay, nhập khẩu thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, chôm chôm và măng cụt của nước này trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 2,6 triệu tấn, trị giá 2,16 tỷ USD, tăng 32,6% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Về chuối, trong 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu chuối tươi và các loại chuối khác của Trung Quốc đạt 1,3 triệu tấn, trị giá 767 triệu USD, tăng 38,5% về lượng và tăng 38% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Giá nhập khẩu bình quân chuối tươi và các loại chuối khác đạt 579,4 USD/tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu chuối chủ yếu từ Philippines và Ecuador. Hai nước này chiếm 77% tổng lượng nhập khẩu chuối của Trung Quốc.
Việt Nam là thị trường cung cấp chuối tươi và các loại chuối khác cho Trung Quốc với tỷ trọng chiếm tới 15% tổng nhập khẩu. 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu gần 200.000 tấn chuối từ Việt Nam, trị giá hơn 86 triệu USD, tăng 101,3% về lượng và 76,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
2 loại trái cây khác mà Trung Quốc cũng tăng mạnh nhập khẩu chính ngạch từ Việt Nam là dưa hấu và vải.
8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu 247.445 tấn dưa hấu, tăng 55,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập 208.000 tấn từ Việt Nam, trị giá 37 triệu USD, tăng 33,1% về lượng và 15,9% về giá trị,
Cũng trong thời gian trên, Trung Quốc nhập 66.474 tấn vải, tăng 105%. Trong đó, nhập 65.541 tấn từ Việt Nam, trị giá 29 triệu USD, tăng 108,4% về lượng và 78,4% về giá trị.
Dưa hấu và vải Việt Nam đang chiếm thị phần áp đảo ở Trung Quốc khi chiếm lần lượt 83,91% và 98,6% lượng nhập khẩu của nước này.
Ngược lại, xuất khẩu măng cụt, thanh long và nhãn của Việt Nam sang Trung Quốc qua đường chính ngạch lại giảm.
Với quả măng cụt, nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm đạt 343 nghìn tấn, trị giá 748 triệu USD, tăng 135% về lượng và tăng 136,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Trung Quốc nhập khẩu măng cụt chủ yếu từ Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Trong đó, lượng măng cụt nhập khẩu từ Thái Lan chiếm tới 94% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc.
Ngày 26/4/2019, Trung Quốc và Việt Nam đã ký Nghị định thư về mở cửa thị trường cho trái măng cụt. Cuối tháng 8/2019, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố các báo cáo liên quan đến kiểm dịch măng cụt Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.
Thời gian tới măng cụt Việt Nam sẽ chính thức có mặt tại các siêu thị và cửa hàng tại Trung Quốc. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu măng cụt sang Trung Quốc trong thời gian tới.
Về trái thanh long, trong 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu thanh long của Trung Quốc đạt 298 nghìn tấn, trị giá 248 triệu USD, giảm 16,2% về lượng và giảm 7,5% về trị giá.
Trung Quốc nhập khẩu thanh long chủ yếu từ thị trường Việt Nam với lượng chiếm tới 99,9% tổng lượng nhập khẩu. 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập gần 300.000 tấn thanh long Việt Nam, trị giá gần 248 triệu USD, giảm 16,2% về lượng và 7,6% về giá trị.
Nhu cầu nhập khẩu thanh long giảm là do vào đúng vụ mùa thu hoạch của Trung Quốc. Trung Quốc bắt đầu thu hoạch thanh long từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm, không chênh lệch nhiều so với mùa vụ của Việt Nam.
Nhập khẩu nhãn tươi từ Việt Nam vào Trung Quốc chỉ đạt 126.000 tấn trong 8 tháng đầu năm nay, trị giá hơn 70 triệu USD, giảm tới 31,5% về lượng và 36% về giá trị.
Xoài và chôm chôm Việt Nam đi đường chính ngạch sang Trung Quốc rất khiêm tốn, chỉ đạt lần lượt 80 và 81 tấn trong 8 tháng đầu năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam