Thanh Hóa: Hàng trăm tấn hải sản bị “tắc” đầu ra vì COVID-19
697 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Đài Loan / Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia
Tại Thanh Hóa thời gian gần đây lượng tiêu thụ hải sản giảm mạnh, giá bán cũng tụt giảm so với thời gian trước khi có dịch. Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của dịch, bệnh COVID-19 làm cho khách du lịch giảm mạnh, các cơ sở dịch vụ ăn uống trong tỉnh tạm đóng cửa kinh doanh hoặc mở cửa phục vụ cầm chừng khiến việc tiêu thụ hải sản sụt giảm, dẫn đến việc các hộ dân nuôi thủy sản ở thị xã Nghi Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung gặp nhiều khó khăn.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương cho hay, toàn huyện hiện có trên 62 ha nuôi ngao, 1.300 ha nuôi cá nước lợ và nước ngọt. Do dịch bệnh COVID-19, việc tiêu thụ hải sản rất khó khăn. Giá hải sản nuôi thời điểm hiện tại chủ yếu tiêu thụ nội địa, tuy không giảm đáng kể nhưng lượng tiêu thụ cũng giảm khoảng 40% nên người nuôi rất khó khăn.
Tại Thanh Hóa, lượng tiêu thụ hải sản giảm mạnh, giá bán cũng tụt giảm so với thời gian trước khi có dịch. Ảnh minh họa: Internet
Ở những thời điểm cao nhất giá hàu ruột ở đây giá có thể lên đến 120 nghìn đồng/kg. Nhưng ở thời điểm hiện tại giá của mặt hàng này chỉ còn khoảng 80 nghìn đồng/kg mà vẫn ít người mua. Giá hàu tuy rẻ nhưng còn có thể bán được, còn người nuôi cá lồng mới rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Một gia đình trú tại thôn Dự Quần cho biết, gia đình ông nuôi 20 lồng cá các loại như mú, vược, bình thường hàng năm sẽ xuất hết hàng và lãi trên 100 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, cá đã đến ngày xuất bán nhưng không ai mua. Vì vậy, những lồng cá của gia đình ông đã nuôi đến 3 năm, trọng lượng đạt 4-5 kg/con nhưng người mua rất kén.
Trong chuyến công tác kiểm tra chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) tại cảng Lạch Hới, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 hiện nay ngư dân đang gặp khó trong việc tiêu thụ hải sản nhưng không vì khó khăn này mà ngư dân “bỏ biển”.
Bên cạnh đó, hạ tầng, hậu cần nghề cá ở Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung đang còn nhiều bất cập. Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ quan tâm hơn nữa công tác nâng cấp các cảng cá, dịch vụ hậu cần nghề cá để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển