Thị trường

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang thiếu "hàng hóa" chất lượng

Nếu Việt Nam nâng hạng thành công lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn MSCI và FTSE, thị trường chứng khoán sẽ đón nhận 25 tỷ USD dòng vốn đầu tư tính đến năm 2030.

116 doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu / Hàng trăm triệu sản phẩm được bán trên Amazon mùa Prime Day 2024

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vài năm nhìn lại, thị trường chứng khoán đã có nhiều sự thay đổi. Tuy vậy, chỉ số mang tính đại diện vẫn loanh quanh vùng điểm cũ, phần nào phản ánh thị trường vẫn chưa thực sự hấp dẫn dòng tiền đầu tư dài hạn mà thay vào đó chỉ thiên về tính chu kỳ theo chiều lên xuống.

Một trong những nỗ lực lớn nhất gần đây của cơ quan quản lý Nhà nước để tăng sức hút cho thị trường chứng khoán Việt Nam đó là tháo gỡ các vướng mắc để nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi vào năm 2025 theo chuẩn FTSE.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng vừa công bố dự thảo sửa đổi 4 Thông tư được kỳ vọng giúp nâng hạng thị trường, hứa hẹn cởi nút thắt ký quỹ trước khi thanh toán cho nhà đầu tư ngoại.

Thống kê trong các lần nâng hạng từ 2010 - 2020, hầu hết các thị trường đều tăng điểm mạnh mẽ. Như UAE và Pakistan tăng 39% hay Qatar tăng 51% ngay trong năm đầu tiên được nâng hạng. Nhẹ nhàng như Saudi Arabia cũng tăng khoảng 14%.

 

Ước tính, nếu Việt Nam nâng hạng thành công lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn MSCI và FTSE, thị trường chứng khoán nước ta sẽ đón nhận 25 tỷ USD dòng vốn đầu tư tính đến năm 2030.

Kỳ vọng nâng hạng là vậy, tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài lại đang cho thấy một hành động ngược lại. Hiện tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại các sàn cổ phiếu Việt Nam vào khoảng 14%. Trong khi năm 2018, con số này là khoảng 22%.

Nâng hạng cũng giống cải thiện một nhà hàng thành nhà hàng mới to đẹp hơn để đón nhiều thực khách hơn. Tuy nhiên, khi vào quán, thực đơn không được cải tiến, món ăn không đa dạng, chất lượng bình thường thì khách có vào ăn 1 lần cũng khó quay lại lần 2.

Theo chia sẻ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hiện nay, tại thị trường Việt Nam, chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết vẫn là hai quá trình tách biệt. Do vậy, có thể một số doanh nghiệp IPO xong, khoảng thời gian nộp tiền mua cổ phần và đưa cổ phiếu niêm yết kéo dài từ 3 tháng hoặc hơn nữa. Điều này tạo ra rào cản lớn với các nhà đầu tư quốc tế. Thậm chí, một số các quỹ còn cấm giao dịch với các cổ phiếu chưa được niêm yết.

Để giải quyết việc này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang rà soát lại các quy định về chứng khoán và Nghị định 55 để tích hợp IPO và niêm yết thành một quy trình.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm