Thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam ngày càng có vị thế trên thế giới
Theo dõi sát hoạt động của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn / Ngân hàng Nhà nước: Sẽ nghiên cứu điều hành lãi suất phù hợp
Trong năm 2022, khối lượng giao dịch hàng hóa liên thông với thế giới tại Việt Nam tăng 36% so với năm trước đó và tốc độ tăng trưởng tốt vẫn đang được duy trì trong đầu năm nay giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới. Thông tin từ Hội thảo quốc tế "Góc nhìn toàn cầu và triển vọng thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam 2023".
Từ đầu năm 2023 tới nay, thị trường hàng hóa đã có một số biến động khó lường. Ví dụ, dầu thô WTI đạt đỉnh ở mức hơn 83 USD/thùng vào tháng 4, nhưng ngay sau đó giảm hơn 23% trong vòng chưa đầy 1 tháng.
"Thị trường hàng hóa thế giới đã trải qua những giai đoạn lên xuống, thời gian tới rất có thể chúng ta sẽ chứng kiến một giai đoạn cần có thời gian tích lũy. Lý do tôi nghĩ giá hàng hóa sẽ đi ngang, nhưng với một biên độ rất rộng, đó là bởi chúng ta đánh mất hầu hết các động lực tăng giá hàng hóa, đặc biệt khi nền kinh tế lớn như Trung Quốc đang chậm lại, tăng trưởng từ hơn 10,5% xuống 6,8% và có vẻ như nó sẽ còn giảm hơn nữa trong thập kỷ tới. Nhưng hiện tại cũng có những nước trong khu vực đang mở rộng nhu cầu rất nhanh như Việt Nam, Malaysia, Phillippines", ông Erik Norland, Giám đốc cấp cao của Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME Group), cho biết.
Trong năm 2022, khối lượng giao dịch hàng hóa liên thông với thế giới tại Việt Nam tăng 36% so với năm trước đó.
Được thành lập từ năm 1898, CME Group hiện đang là Sở Giao dịch hàng hóa có quy mô lớn nhất trên thế giới, có thế mạnh về các mặt hàng nông sản, năng lượng và kim loại. Đây được coi là sự kiện quy mô nhất CME Group từng tổ chức tại Việt Nam, cho thấy vị thế của Việt Nam đã được nâng tầm trong mắt các đối tác quốc tế.
Cũng với mong muốn giúp thị trường Việt Nam trở thành một trong những thị trường lớn nhất trong khu vực, một loạt sở giao dịch lớn như Sở Giao dịch Kim loại London, Sở Giao dịch ICE và các sở giao dịch khác đều đang bày tỏ mong muốn tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm tại Việt Nam.
"Hiện nay, MXV đang liên thông giao dịch với hầu hết các sở giao dịch hàng hóa lớn nhất trên thế giới, như tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Singapore, Malaysia. Sắp tới đây, MXV sẽ kết nối liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa tại Trung Quốc", ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thông tin.
Một thị trường còn khá mới, chỉ sau 5 năm được liên thông giao dịch với thế giới, đã có những bước phát triển nhanh, nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định và bền vững. Đây là minh chứng rõ nhất cho tầm quan trọng của hội nhập kinh tế. Vì chỉ khi hội nhập sâu, rộng với quốc tế, Việt Nam mới học hỏi được kinh nghiệm, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển các thị trường trong nước; góp phần vào việc nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng