Thị trường

Thị trường TPCP tháng 1: Giá trị giao dịch tăng 19% so với bình quân năm 2021

Bước sang năm 2022, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) tiếp tục có diễn biến sôi động.

Gói hỗ trợ kinh tế cần triển khai cụ thể để thực thi hiệu quả / IHS Markit ghi nhận động lực tăng trưởng sản xuất của Việt Nam trong năm 2022

Trên thị trường sơ cấp, thông qua 14 đợt đấu thầu TPCP được tổ chức tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong tháng 1/2022, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 23.082 tỷ đồng trái phiếu, giảm 23,6% so với tháng trước; kỳ hạn 10 năm chiếm tỉ trọng phát hành lớn nhất đạt 46%, tương ứng với khối lượng phát hành 10.627 tỷ đồng.
Trên thị trường sơ cấp, thông qua 14 đợt đấu thầu TPCP được tổ chức tại HNX trong tháng 1, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 23.082 tỷ đồng trái phiếu

Trên thị trường sơ cấp, thông qua 14 đợt đấu thầu TPCP được tổ chức tại HNX trong tháng 1, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 23.082 tỷ đồng trái phiếu


Theo HNX, so với cuối tháng 12/2021, lãi suất huy động TPCP của Kho bạc Nhà nước tăng tại kỳ hạn 15 năm, giữ nguyên tại các kỳ hạn 10, 20 và 30 năm.
Trên thị trường giao dịch thứ cấp, tính đến hết 31/1, thị trường TPCP tại HNX có tổng dư nợ đạt 1,52 triệu tỷ đồng, tăng 0,66% so với cuối năm 2021. Tổng giá trị giao dịch TPCP tháng 1 đạt 254.543 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 13.397 tỷ đồng/phiên, tăng 19,19% so với năm 2021.
Giá trị giao dịch Repos chiếm 39,66% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tháng 1 chiếm 1,67% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, giá trị bán ròng 1.245 tỷ đồng.
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm