Thúc đẩy minh bạch thông tin khai thác thủy sản
Gas tăng 12.000 đồng/bình 12 kg / Thuế môi trường xăng dầu sẽ đẩy giá hàng hóa Tết?
Na Uy chia sẻ với Việt Nam nhiều kinh nghiệm khai thác thủy sản bền vững. |
Ngày 1/10 tại Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng với Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội tổ chức Hội thảo Chuyên đề về Thủy sản Việt Nam - Na Uy.
Tham dự hội thảo có đại diện của Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội, Thương vụ Na Uy – Innovation Norway, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (TCTS) Trần Đình Luân, các chuyên gia về thủy sản, cùng với hơn 45 đại biểu là đại diện các tỉnh thành, trường đại học, đơn vị chuyên môn của Bộ NN&PTNT, TCTS, các doanh nghiệp Việt Nam và Na Uy hoạt động trong lĩnh vực liên quan.
Việt Nam và Na Uy cùng chia sẻ thông tin về hoạt động quản lý trong lĩnh vực thủy sản; theo dõi, kiểm soát và giám sát hoạt động đánh bắt, thúc đẩy các thông lệ đánh bắt bền vững cũng như tìm hiểu kinh nghiệm của Na Uy trong việc chống khai thác trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU).
Các diễn giả đến từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản Na Uy và Tổng cục Thủy sản Na Uy đã giới thiệu với các cơ quan đối tác Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp các cơ chế quản lý thủy sản và kiểm ngư của Na Uy, quá trình xây dựng và phát triển của các cơ chế đó, cũng như kinh nghiệm giảm bớt số lượng tàu đánh cá, hiện đại hóa đội tàu như một biện pháp chống IUU. Đại diện của doanh nghiệp Na Uy cũng chia sẻ với đại biểu Việt Nam thực tiễn sử dụng công nghệ của Na Uy trong hoạt động quản lý đại dương và bảo quản độ tươi ngon của các sản phẩm đánh bắt.
Luật Thủy sản của Việt Nam vừa được sửa đổi năm 2017 chú trọng tới việc tăng cường quản lý và chống đánh bắt cá trái phép trong tình hình mới. Na Uy là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản. Na Uy rất coi trọng việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn lợi biển kể cả quản lý hiệu quả trữ lượng cá. Từ lâu, chống đánh bắt cá trái phép IUU đã là một ưu tiên của Chính phủ Na Uy. Trong vấn đề này, công nghệ cũng giúp ích rất nhiều. Na Uy đã và đang sử dụng rất thành công vệ tinh để theo dõi và phát hiện các hoạt động IUU, trong khi đó các công ty của Na Uy luôn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ này.
“Chúng tôi tin rằng kinh tế biển trong đó có thủy sản, đánh bắt và chế biến đã, đang và sẽ tiếp tục là một lĩnh vực hợp tác quan trọng của Na Uy và Việt Nam cũng như doanh nghiệp hai nước. Đại sứ quán Na Uy luôn luôn vui mừng được làm cầu nối trong những nỗ lực này”, ông Harald Naevdal Tham tán thương mại, Đại sứ quán Na Uy cho biết tại hội thảo.
Theo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Việt Nam còn khá nhiều tiềm năng để phát triển ngành này như chưa khai thác hết các hồ nước ngọt, các vùng nuôi trồng ven biển… Việc trao đổi kinh nghiệm, thông tin công nghệ với đối tác Na Uy là cơ hội tốt để phía Việt Nam thúc đẩy phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản một cách hiệu quả, bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững