Tiêu dùng trong tuần (từ 8-14/8/2022): Giá gà tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi
Giảm chi phí thuê gian hàng cho các sản phẩm OCOP tại Hội chợ hàng Việt - Đà Nẵng 2022 / Bộ Tài chính đề nghị tăng cường bình ổn thị trường, xử lý nghiêm việc tăng giá bất hợp lý
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng 1.802 USD/ounce, tăng mạnh hơn 16 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.
Tuần qua, giá vàng thế giới phụ thuộc vào các thông tin lạm phát tại Mỹ. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá của nhà sản xuất (PPI) đều tốt hơn kỳ vọng, nhưng giá vàng thế giới giảm không đáng kể. Thậm chí phiên cuối tuần còn tăng mạnh gây bất ngờ cho giới đầu tư.
Giá vàng thế giới phiên cuối tuần tăng là do lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm mạnh 0,24%, về mức 2,842%. Lợi suất trái phiếu giảm khiến nhà đầu tư đẩy mạnh mua vàng. Kết tuần, giá vàng thế giới đã tăng mạnh 28 USD/ounce so với giá mở cửa tuần.
Chuyên gia nhận định, giới đầu tư cần thận trọng khi gom vàng tại thời điểm này. Bởi trong khi nhà đầu tư mua vào thì quỹ ủy thác vàng lớn nhất thế giới (SPDR) đêm qua -rạng sáng nay (giờ Hà Nội) lại bán ròng, cắt giảm 1,45% lượng vàng nắm giữ trong kho khi giá vàng lên đỉnh hơn 1 tháng. Đây là phiên thứ 6 bán ròng của quỹ này kể từ đầu tháng 8.
Một yếu tố nữa mà chuyên gia muốn cảnh báo, mới đây, một thành viên của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông tin, vào tháng 9 tới cơ quan này dự kiến chỉ tăng 0,5% lãi suất cơ bản đồng USD, thay vì tăng 0,75% như dự báo trước đó. Khi lãi suất tăng thấp hơn nhưng vẫn sẽ đẩy đồng USD tăng giá, khiến giá vàng quay đầu giảm.
Trong nước, giá vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 66,5 - 67,5 triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch mua - bán trong khoảng 66,5 - 67,52 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều tăng 200.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán ở mức 1 triệu đồng.
Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 66,4 -67,4 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch 2 chiều mua - bán là 1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Công ty Phú Quý 66,35 - 67,35 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1 triệu đồng/lượng.
Tính chung tuần qua, giá vàng SJC trên thị trường tăng 200.000 đồng/lượng so với giá mở cửa tuần. Giá vàng SJC tại Doji tăng 150.000 đồng/lượng và tại Phú Quý chỉ tăng 50.000 đồng/lượng so với giá mở cửa tuần. Như vậy, giá vàng trong nước tuần qua ít biến động hơn vàng thế giới.
Nhận định của một số doanh nghiệp, tháng Bảy Âm lịch do nhu cầu mua sắm của người dân cũng như nhà đầu tư trong nước hạn chế. Do đó thị trường kém sôi động, giá vàng cũng không có nhiều biến động.
Ảnh minh họa. Ảnh: Ngọc Hoài
Giá gà tăng cao, người nuôi phấn khởi
Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá gà thịt lông màu ngắn ngày ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam đang ở mức khoảng 50.000 đồng/kg, tăng 6.000 - 8.000 đồng/kg. Đối với thịt gà ta thả vườn hiện nay, giá bán khá cao, từ 90.000 - 110.000 đồng/kg, tùy từng giống gà. Các hộ chăn nuôi cho biết, dù giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhưng với giá bán các loại gà như vậy, bà con vẫn có lãi.
Chăn nuôi gà là nghề đã gắn bó với gia đình ông Phạm Văn Hiếu (xã Ngọc Lương, Yên Thủy, Hòa Bình) từ nhiều năm nay. Tại Hòa Bình, gia đình ông và các hộ khác chủ yếu nuôi gà bản địa là giống gà Lạc Thủy.
Ông Hiếu cho biết, trước Tết, giá gà xuất bán ra khoảng 70.000 đồng/kg, từ sau Tết, giá gà đã tăng khoảng 30 - 40%.
"Một con gà từ giống đến khi thành phẩm chúng tôi tính vào khoảng 150.000 - 160.000 đồng/kg. Gà được 2 - 2,2 kg mà giá 110.000 thì chúng tôi được hơn 200.000. Giá cám tăng cao nhưng với giá gà bây giờ thì người chăn nuôi vẫn có lãi", ông Hiếu chia sẻ.
Không chỉ gà lông màu, mà giá gà trắng cũng tăng mạnh. Các trang trại ở Bắc Giang cho biết, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, gà trắng giá giảm mạnh mà không tiêu thụ được, nhưng nay giá cũng tăng đến 60 - 70%.
"Thời điểm Covid-19, giá gà xuất ra chỉ 15.000 - 16.000 đồng/kg, hiện giá từ 38.500 - 40.500 đồng/kg. Năm nay, người chăn nuôi chúng tôi đã có thu nhập", ông Nguyễn Văn Tùng, huyện Tân Yên, Bắc Giang, cho biết.
"Giá gà tăng hơn, người chăn nuôi rất phấn khởi. Với giá cám tăng, nhưng giá gà vẫn tăng nên mỗi lứa gà so với thời điểm Covid-19, tôi vẫn lãi 50 - 60 triệu. Chia bình quân mỗi tháng, tôi được 30 triệu đồng/tháng", ông Tạ Quang Đức, huyện Tân Yên, Bắc Giang, cho hay.
Ngoài thị trường, tại các chợ dân sinh, gà lông màu đang có giá 130.000 - 150.000 đồng/kg. Giá gà trắng có giá từ 60.000 - 70.000 đồng/kg. Các tiểu thương cho biết, nguồn cung đang bắt đầu dồi dào, không còn khan hiếm như mấy tháng trước.
Hiện nay, giá gà giống cũng đang tăng từ 4.000 - 5.000 đồng/con. Điều này chứng tỏ nông dân đang tăng đàn mạnh nên con giống khan hiếm, đẩy giá bán tăng. Chu kỳ sinh trưởng của con gà khoảng 4 - 5 tháng. Do vậy từ nay đến cuối năm, nguồn cung gà chắc chắn là sẽ dồi dào.
Bà Vũ Thị Thịnh (xã An Bình, Lạc Thủy, Hòa Bình) mới bắt một đàn gà 6 ngày tuổi về để sẵn sàng thay thế cho đàn gà thịt chuẩn bị đến lứa xuất bán.
Chăn nuôi gà đã nhiều năm, nhưng chưa khi nào bà Thịnh lại thấy đầu ra thuận lợi như lúc này. Với 3 chuồng nuôi, từ đầu năm tới nay, lúc nào gia đình bà cũng duy trì tổng đàn là 4.000 con gà.
"Đợt này chúng tôi nuôi gà rất thuận lợi. Cách đây 1 tháng, tôi xuất bán được một bầy. Cách đây 1 tuần, đàn còn lại là 1.000, tôi bán 500 con. Còn 500 con nữa tôi sắp bán nốt. Xuất hết chỗ gà này là tôi vào 4.000 con nữa", bà Vũ Thị Thịnh chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo