Hải Dương: Tạm giữ 9.400 hàng hóa không rõ nguồn gốc, nhập lập, giả nhãn hiệu
Lạng Sơn: Liên tiếp bắt giữ phương tiện vận chuyển hàng do Trung Quốc sản xuất / Lạng Sơn: Xử phạt nghiêm cơ sở bán hàng giả mạo nhãn hiệu Adidas trên Facebook
Theo tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, ngày 22/7/2020, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp Cục QLTT Hải Dương tổ chức kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh giầy dép, túi xách, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ trẻ em trên địa bàn thành phố Hải Dương và tạm giữ 9.400 đơn vị hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.
Ông Hoàng Ánh Dương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT kiêm phụ trách Cục QLTT Hải Dương chỉ đạo triển khai kế hoạch kiểm tra đột xuất trước giờ ra quân thực hiện Quyết định 3972.
Thành phố Hải Dương là thủ phủ của tỉnh Hải Dương, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đối với tỉnh, khu vực và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có vị trí quan trọng, nằm trên hành lang kinh tế: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Chính thức được công nhận là đô thị loại 1 vào tháng 5 vừa qua, với những tiềm năng kinh tế, du lịch riêng biệt.
Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục QLTT chia sẻ kinh nghiệm kiểm tra và xử lý với các Đoàn kiểm tra trước khi triển khai kế hoạch.
Hiện nay, nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính, trong đó có tỉnh Hải Dương.
Sau một thời gian dài hoạt động bị trầm lắng do dịch COVID-19, diễn biến về hàng lậu, hàng nhái trên địa bàn của tỉnh ngày càng trở nên phức tạp và không ổn định. Đến nay, Cục QLTT Hải Dương được tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả hoạt động, lãnh đạo Cục đã triển khai nhiều giải pháp, mô hình cải cách mới và sáng tạo để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý địa bàn, kiểm tra giám sát trực tiếp và báo cáo kịp thời cấp trên công tác lãnh chỉ đạo địa phương thời gian qua về tình hình hoạt động kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn tỉnh hiện nay cơ chế phối hợp và chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính còn nhẹ.
Để tiếp tục kiểm tra xử lý ngăn chặn triệt để tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đấu tranh phòng ngừa hiệu quả tình trạng tái phạm tại các khu vực, tụ điểm, địa bàn nổi cộm góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật. Ngày 22/7/2020, Cục Nghiệp vụ QLTT phối hợp Cục QLTT Hải Dương tổ chức kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh giầy dép, túi xách, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ trẻ em trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Qua nhận định hàng hóa của Đoàn kiểm tra tại thị trường này, nhìn chung hàng hóa là giầy dép, túi xách có nguồn gốc chủ yếu từ Quảng Châu, Trung Quốc, không có nhãn, hóa đơn, chứng từ, giá bình quân mỗi đôi giầy có giá từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng/đôi tùy loại, có cơ sở kinh doanh hàng đồng giá 250.000 đồng/đôi, túi xách có giá từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/chiếc, có dấu hiệu nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ, khách hàng tiêu dùng chủ yếu là người địa phương làm văn phòng, công sở, và thường có thị hiếu mua sắm hàng do nước ngoài sản xuất, vì hàng nhập lậu, nên giá rẻ, bền đẹp hơn hàng trong nước.
Điển hình tại Cửa hàng giầy dép, túi xách Moci, tại 343 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Bình, TP Hải Dương, chủ cơ sở khai nhận mua lại hàng trên Facebook về bán kiếm lời, chỉ cần gọi điện là hàng được chuyển về tận nơi, nên không có hóa đơn, chứng từ.
Giá một đôi giầy nữ không rõ nguồn gốc đồng giá bán ra chỉ 250.000 đồng/đôi.
Bên cạnh đó, kiểm tra tại Cửa hàng Mỹ phẩm Hải Dương, số 26 Vũ Hựu, TP Hải Dương có các mật hàng là mỹ phẩm như dầu gội, kem đánh răng, sữa tắm, kem, phấn trang điểm, dưỡng da, đắp mặt, vitamin E, dầu nóng, viên uống giảm cân, dưỡng tóc, kem chống nắng, viên giặt có dấu hiệu không rõ ngồn gốc xuất xứ, thường có kiểu dáng mẫu mã bắt mắt, giá rẻ hơn hàng chính hãng.
Tạm giữ 1.478 đơn vị hàng hóa là giầy dep, túi xách có dấu hiệu không rõ nguồn gốc tại cửa hàng giầy dép, túi xách Moci, số 343, Nguyễn Văn Linh, phường Tân Bình, TP Hải Dương.
Tạm giữ 1.731 đơn vị hàng hóa là giầy dép, túi xách không rõ nguồn gốc tại cửa hàng giầy dép, túi xách GuccII 14, 16 Đại lộ Hồ Chí Minh, TP Hải Dương.
Nhiều người do thiếu hiểu biết nên đã gián tiếp tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái trong việc phân phối và tiêu thụ để rồi ngày càng chiếm thị phần trên thị trường.
Tạm giữ 1.830 đơn vị hàng hóa là giầy dép, túi xách không rõ nguồn gốc tại cửa hàng giầy dép Lucky Shoes số 66 Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương.
Như tại Hệ thống cửa hàng mẹ và bé tại 333 Nguyễn Văn Linh, TP Hải Dương đang kinh doanh dép, quần áo trẻ em, thực phẩm đóng gói ăn liền, bánh ăn dặm các loại, đồ uống Mát cha, rong biển, dầu ăn trẻ em các loại, bỉm, mũ trẻ em, đồ chơi trẻ em có dấu hiệu hàng nhập lậu.
Giá một hộp vitamin E ngoại có giá 48.000 đồng/hộp.
Tại thời điểm kiểm kiểm tra các cơ sở này đang kinh doanh giầy dép, túi xách, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ dùng trẻ sơ sinh, hàng hóa chủ yếu do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, nhãn ghi thiếu nội dung bắt buộc và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tạm giữ 3.066 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc tại cửa hàng Mỹ phẩm Hải Dương, số 26 Vũ Hựu, TP Hải Dương.
Để ngăn chặn hành vi vi phạm, Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ 9.400 đơn vị hàng hóa có dấu hiệu vi phạm nêu trên để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định.
Tạm giữ 59 mặt hàng gồm 1.286 đơn vị hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu tại Hệ thống cửa hàng mẹ và bé 333 Nguyễn Văn Linh, TP Hải Dương
Trong thời gian tới Tổng cục tiếp tục triển khai tập trung rà soát, kiểm tra, xử lý triệt để các mắt hàng kinh doanh có dấu hiệu vi phạm tại các địa bàn có nhiều điểm nóng và nổi cộm theo Quyết định 3972.
End of content
Không có tin nào tiếp theo