Tiêu dùng

Tạm giữ xử lý gần 30.000 phụ kiện điện thoại các loại có dấu hiệu nhập lậu

DNVN - Đội QLTT số 6, Cục QLTT Lạng Sơn phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành kiểm tra và phát hiện gần 30.000 đơn vị phụ kiện điện thoại các loại có dấu hiệu nhập lậu.

Tạm giữ hơn 20.000 khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Hưng Yên và Bình Định / Hải Phòng: Tạm giữ 26 bộ tai nghe không dây và 7 bộ ATM siêu nhỏ dùng gian lận trong thi cử

Theo tin từ Tổng cục Quản lý Thị trường Vào hồi 6h30 phút ngày 13/8/2020 nhận được tin từ quần chúng nhân dân cung cấp xe ô tô 7 chỗ ngồi nhãn hiệu Suzuki biển kiểm soát 12A-023.98 vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm. Đội QLTT số 6, Cục QLTT Lạng Sơn phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành kiểm tra và phát hiện gần 30.000 đơn vị phụ kiện điện thoại các loại có dấu hiệu nhập lậu.

Tạm giữ xử lý gần 30.000 đơn vị phụ kiện điện thoại các loại có dấu hiệu nhập lậu.

Tạm giữ xử lý gần 30.000 đơn vị phụ kiện điện thoại các loại có dấu hiệu nhập lậu.

Tại thời điểm kiểm tra ông Trần Ngọc Thanh, địa chỉ ở Phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn là lái xe đã xuất trình cho Đoàn kiểm tra 1 tờ Hóa đơn bán hàng số 0086333 ngày 13/8/2020 kèm theo bảng kê chi tiết hàng hóa do hộ kinh doanh Lộc Thúy Hạnh có địa chỉ tại số 179, đường Trục Chính, xã Tân Thanh huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là người bán hàng và phát hành hóa đơn; Người mua hàng là ông Nguyễn Văn Mạnh địa chỉ: Khối 2, phường Tam Thanh, thành Phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa vận chuyển trên xe ô tô gồm 15 loại hàng hóa với gần 30.000 đơn vị sản phẩm hàng hóa là phụ kiện điện thoại các loại có nguồn gốc sản xuất ngoài Việt Nam; Trị giá lô hàng ghi trên tờ hóa đơn là: 69.580.000 đồng. Đối chiếu hàng hóa thực tế với hóa đơn xuất trình cho kết quả phù hợp.

Do hàng hóa sản xuất ngoài Việt Nam có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ phương tiện, tờ hóa đơn bán hàng lái xe đã xuất trình cùng toàn bộ hàng hóa có trong xe ô tô đồng thời tiến hành làm việc với lái xe, người mua hàng, người bán hàng để xác định rõ nguồn gốc của số hàng hóa sản xuất ngoài Việt Nam có trong xe ô tô để xử lý theo quy định của pháp luật.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm