Tiêu dùng

TP.HCM: Đề xuất dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn

DNVN - Nhằm cải thiện hệ thống và cơ sở hạ tầng về quản lý an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng, sản lượng trong chuỗi giá trị phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu xuất khẩu, UBND TP.HCM vừa đề xuất tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn.

Những nhóm người nào từ vùng dịch đến TP.HCM phải giám sát, cách ly y tế? / Đà Nẵng: Hai điều kiện để cho phép thi công trở lại tại các công trình, dự án trọng điểm, động lực

Theo đó, dự án có mục tiêu nhằm cải thiện hệ thống và cơ sở hạ tầng về quản lý an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ an toàn thực phẩm, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng, sản lượng trong chuỗi giá trị phát triển bền vững trên địa bàn TP.HCM, hướng tới mục tiêu xuất khẩu.

Quy mô của dự án triển khai trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2026, trong đó tập trung tại các quận nội thành và huyện ngoại thành như Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ.

Nhằm cải thiện hệ thống và cơ sở hạ tầng về quản lý an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng, sản lượng trong chuỗi giá trị phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu xuất khẩu, UBND TP HCM vừa đề xuất tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn.

Viện thực hiện dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn sẽ cải thiện hệ thống và cơ sở hạ tầng về quản lý an toàn thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng.

Dự án có 3 hợp phần chính gồm: Hợp phần 1 “Cải thiện cơ sở hạ tầng phát triển chuỗi giá trị thực phẩm nông nghiệp an toàn”; hợp phần 2 “Nâng cao năng lực, thể chế về quản lý an toàn thực phẩm nông nghiệp”; hợp phần 3 “Quản lý dự án”.

Tổng mức đầu tư dự kiến là 840.794 triệu đồng, tương đương 36,24 triệu USD. Trong đó, vốn vay ODA là 29,69 triệu USD (tương đương 688.794 triệu đồng); vốn đối ứng là 152.000 triệu đồng (tương đương 6,55 triệu USD), sử dụng từ nguồn vốn ngân sách TP.

Trong những năm qua, TP.HCM đã quan tâm đẩy mạnh các hình thức quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi, có truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, sản phẩm thô là chính, các sản phẩm đã qua sơ chế, chế biến còn ít, các hình thức liên kết, hợp tác bước đầu đã được hình thành nhưng số lượng doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp; các chợ đầu mối gắn với vùng sản xuất tập trung còn tự phát, chưa chặt chẽ, chưa được đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa… Đó là những thách thức, nguy cơ lớn đối với vấn đề an toàn thực phẩm của thành phố.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm