Tình trạng sở hữu chéo, cổ đông thao túng các tổ chức tín dụng đã được xử lý
Bất động sản 2020: Cơ hội đầu tư khi thị trường ‘sợ hãi’ / Kỳ điều chỉnh cuối cùng năm 2019: Xăng, dầu đều tăng giá
Ông Nguyễn Trọng Du, Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng.
Theoông Nguyễn Trọng Du, Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, trong năm 2019 tình hình xử lý nợ xấu có chuyến biến tích cực trong tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu.Theo ông Nguyễn Trọng Du, công tác cơ cấu lại các TCTD cũng tiếp tục được đẩy mạnh. Sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD được giữ vững, thể hiện ở các mặt như: Năng lực tài chính của các TCTD tiếp tục được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua các năm; quy mô hệ thống các TCTD tiếp tục tăng; năng lực quản trị điều hành, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của các TCTD từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế; sự minh bạch trong hoạt động của hệ thống các TCTD đã được nâng cao một bước… Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN và sự nỗ lực của hệ thống các TCTD, ước tính đến tháng 12/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD ở mức 1,89% (hoàn thành mục tiêu dưới 2%). Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 12/2019, toàn hệ thống các TCTD ước tính đã xử lý được 1.064 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 12/2019, ước tính toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 305,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro và khoản bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt).
Tính trung bình từ 15/8/2017 đến tháng 12/2019, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 10,5 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 4,9 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Đồng thời cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.
Cũng theo ông Nguyễn Trọng Du: “Trong năm qua đã đạt được nhiều kết quả về xử lý nợ xấu, cơ cấu lại nợ, tình trạng sở hữu chéo, cố đông, nhóm cổ đông thao túng đã được xử lý. Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục có các giải pháp để đảm bảo tín dụng an toàn, tiếp tục ban hành các quy định về an toàn cho thị trường tài chính tiền tệ, có các chính sách thúc đẩy cho vay tiêu dùng”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo