Thị trường

Tổ công tác của Thủ tướng sẽ “gỡ vướng” cho dự án đầu tư trong tháng 9

Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ sẽ rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư và báo cáo Chính phủ ngay trong tháng 9.

Lo xuất khẩu trễ nhịp trước cơ hội thị trường / Kinh tế thế giới tổn thất lớn vì COVID-19, khó phục hồi trước năm 2022

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, sau khi lắng nghe kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ sẽ rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư, tổng hợp, báo cáo Chính phủ ngay trong tháng 9 này, trên tinh tham mưu những quyết sách mạnh mẽ hơn để giải quyết các tồn tại.

Tổ công tác của Thủ tướng sẽ “gỡ vướng” cho dự án đầu tư trong tháng 9 - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Tổ công tác có 2 nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Thứ nhất là rà soát vướng mắc của các dự án đầu tư hiện hữu, với mục tiêu tháo gỡ rào cản, sớm đưa vào triển khai và xây dựng. Đây đều là các dự án sẵn có, đang thực hiện. Do vậy, nếu được tháo gỡ khó khăn sẽ giúp giải phóng được nguồn lực đầu tư, bao gồm vốn đầu tư công, vốn ODA, các dự án theo hình thức đối tác công-tư (PPP), hay các dự án đầu tư ngoài ngân sách.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, tận dụng được nguồn lực này có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa giúp giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là trong bối cảnh đầu tư nước ngoài đang phần nào bị cản trở do COVID-19.

Nhiệm vụ trọng tâm thứ hai là hỗ trợ các dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn. Vừa qua, dù trong bối cảnh khó khăn, nhưng nhiều dự án FDI quy mô lớn vẫn được thúc đẩy đầu tư. Trong số đó, phải kể đến các dự án OEM (Original equipment manufacturing - sản xuất thiết bị gốc) của các nhà cung ứng cho Apple, hay dự án của Samsung, LG. Đơn cử như việc LG Display vừa tăng vốn thêm 1,4 tỷ USD. Trước đó, công ty này cũng đã “rót” thêm 750 triệu USD vào Việt Nam.

"Do vậy, cần tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án này để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn từ những nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia", Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.

Tổ công tác tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để giải quyết nhanh nhất có thể các khó khăn của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai dự án đầu tư, dựa trên 3 nội dung.

 

Một là, đối với nội dung thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành và đã được quy định rõ, Tổ công tác giải thích ngay trong các cuộc làm việc và triển khai, áp dụng thống nhất trên cả nước, tránh các cách hiểu khác nhau.

Hai là, Tổ công tác có tiếng nói độc lập, giao cho bộ, ngành phải sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến thẩm quyền của các bộ, ngành, ví dụ các thông tư hướng dẫn, để làm sao phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời, tham mưu cho Chính phủ sửa các nội dung liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ, như các nghị định chẳng hạn.

Ba là, nếu vướng ở các luật, Tổ công tác sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham mưu Chính phủ đề xuất sửa.

Ngoài ra, Tổ sẽ lựa chọn từ 8 - 10 địa phương đại diện cho các vùng kinh tế trọng điểm để tổ chức các hội nghị trao đổi về khó khăn trong triển khai dự án. Trong thời gian tới, Tổ công tác sẽ tiếp tục làm việc với Đà Nẵng, Quảng Nam trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Hải Phòng - thành phố có nhiều dự án đầu tư lớn.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm