TP.HCM ‘than khó’ về việc cấp phép kinh doanh karaoke, massage
Doanh nghiệp bị “hành” giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu / Nhiều “đại gia” xuất khẩu gỗ xác nhận tham gia Vifa Home 2018
Sáng 24/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) lần đầu tiên tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
Vướng mắc quy hoạch
Phát biểu tham luận tại hội nghị, ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM, cho biết địa phương này đang gặp nhiều vướng mắc về quy hoạch và mong Bộ KH&ĐT có hướng dẫn, tháo gỡ.
Ông Ngọc Anh cho biết Luật Quy hoạch đã có hiệu lực từ 1/1/2009, nhưng có nhiều vấn đề đặt ra làm khó cho địa phương trong thực hiện. “Bài toán lớn nhất là giao thời của quản lý quy hoạch. Bộ đang điều chỉnh nhiều luật liên quan. Tuy nhiên, bản thân các luật yêu cầu phải phù hợp quy hoạch. Vậy lấy quy hoạch ở đâu để đối chiếu? Đó là một lỗ hổng rất lớn”, ông nói.
Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM cũng nêu ra khó khăn khi luật yêu cầu quy hoạch tại 63 tỉnh, thành phố phải phù hợp với quy hoạch của cả nước trong khi bản thân các quy hoạch trên cả nước vẫn chưa được hoàn thiện hết. Ông đặt câu hỏi khi thực hiện thì ưu tiên cái nào trước, cái nào sau, địa phương chờ khi nào trung ương xong quy hoạch thì mới thực hiện, hay thực hiện song song.
Lãnh đạo Sở KH&ĐT TP.HCM than khó về việc cấp phép kinh doanh karaoke và massage. Ảnh minh họa:Lê Quân. |
Đại diện từ TP.HCM cũng nêu vấn đề quan trọng hiện nay đặt ra là quản lý quy hoạch. Ông lấy ví dụ những ngành kinh doanh như karaoke, massgae… pháp luật không cấm nhưng vẫn chưa có quy hoạch để cơ quan chức năng quản lý. Ngoài ra, Bộ cũng chưa có hướng dẫn về quản lý, cấp phép kinh doanh. Các ngành liên quan như văn hóa, y tế có hướng dẫn, hàng rào gì không.
Ông Ngọc Anh cho rằng đây là một vấn đề lớn của quản lý Nhà nước mà cần tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm ăn kinh doanh.
Địa phương muốn giao sớm đất cho nhà đầu tư ở dự án BT
Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM cũng nêu khó khăn với Bộ về vấn đề đầu tư công. Theo đó, TP.HCM đã bố trí vốn đầu tư công 135.000 tỷ đồng và thông qua kế hoạch huy động thêm 171.000 tỷ đồng. Một trong các kênh huy động vốn là phương thức đối tác công tư (PPP).
Bài toán khó khăn nhất với địa phương trong các dự án BT chính là làm thế nào để thực hiện đầu thanh toán đất cho nhà đầu tư, cụ thể như hoạt động chuyển nhượng đất, đấu giá đất. Vấn đề này thì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, do đó địa phương không áp dụng được, từ đó ảnh hưởng đến các dự án thực hiện theo phương thức này.
Cũng liên quan đến việc thanh toán bằng đất đai với các dự án BT, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản mong muốn Bộ KH&ĐT tìm cách tháo gỡ. Ông Toản cho biết Bộ Tài chính đã đề nghị UBND TP. Hà Nội rà soát việc chấp thuận chủ trương sử dụng tài sản công (quỹ đất) để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT.
Theo đó, việc thanh toán bằng đất cho các dự án BT đang bị dừng lại. “Dừng ngày nào thì các chủ đầu tư tính lãi ngày đó. Trong khi đó chúng tôi chuẩn bị đất đai rồi, nếu giao sớm ngang giá thì giảm lãi suất, tăng hiệu quả đầu tư”, ông Toản nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu