Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025
Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít / Vụ phát hiện giá đỗ độc hại dùng chất cấm gây não úng thủy, dị tật bẩm sinh: Một cơ sở khai bán cho siêu thị Bách Hóa Xanh 350-400kg/ngày
Những điểm sáng của kinh tế Việt Nam 2024
Mặc dù năm 2024 có nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế nước ta tiếp tục khẳng định sự phục hồi rõ nét khi những ngày cuối năm, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đã công bố nhiều thành tích cao, những kỷ lục chưa từng có trong lịch sử. Xuất khẩu là điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế, khi liên tục có nhiều kỷ lục mới được xác lập.
Theo Bộ Công thương, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm nay đạt kỷ lục mới, gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần ba lần kế hoạch được giao - mức kỷ lục chưa từng có trong gần 40 năm đổi mới đất nước.
Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ở mức cao với sự phục hồi tích cực của các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Đầu tiên là ngành nông nghiệp. Năm nay mặc dù ngành nông nghiệp phải trải qua những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra nhưng bà con nông dân, các doanh nghiệp vẫn nỗ lực vượt qua những khó khăn và thách thức. Không chỉ đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu nông lâm thủy sản còn lập kỷ lục lịch sử.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm ngoái. Đứng đầu là mặt rau củ quả, khi dự kiến mang về 7,2 tỷ USD. Trong đó, đóng góp phần lớn phải kể đến sản phẩm sầu riêng, khi loại trái cây “tỷ đô” này đã đạt 3,5 tỷ USD - mức cao nhất trong lịch sử.
Đứng thứ ba là mặt hàng cà phê. Năm nay ước tính kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt khoảng 5,5 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt mốc 5 tỷ USD trong một năm. Và đây cũng là mặt hàng nông sản có giá tăng mạnh nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Cùng với cà phê, ngành hạt điều Việt Nam cũng ghi nhận cột mốc lịch sử với kim ngạch xuất khẩu đạt 4,3 tỷ USD, tăng trưởng 19 % so với năm ngoái, duy trì vị thế quốc gia xuất khẩu điều nhân số một thế giới trong gần hai thập kỷ.
Ngoài điểm sáng của ngành nông nghiệp, xuất khẩu dệt may cũng là điểm nhấn đáng chú ý khi hết năm nay dự kiến cán mốc 44 tỷ USD, tăng gần 11% so với năm 2023. Với kết quả này, dệt may Việt Nam đã vượt qua Bangladesh, trở lại vị trí thứ hai thế giới, chỉ sau Ấn Độ về thặng dư xuất khẩu.
Dệt may Việt Nam đã vượt qua Bangladesh, trở lại vị trí thứ hai thế giới, chỉ sau Ấn Độ về thặng dư xuất khẩu.
Giải pháp xuất khẩu bền vững
Giảm chi phí logistics, tăng cường sản xuất xanh bền vững, có trách nhiệm với môi trường, xã hội… Đây là những giải pháp mà các Bộ ngành, các chuyên gia, các doanh nghiệp đang hướng tới để đạt được xuất khẩu tăng trưởng một cách bền vững trong thời gian tới.
Ông Miguel A.Ferrer - Giám đốc điều hành Shire OAK International cho biết: “Cần giảm chi phí logistics xuất khẩu giữa Việt Nam Hoa Kỳ. Cần xây dựng một mạng lưới mạnh mẽ gồm các nhà cung cấp logistics nhỏ, có khả năng giao hàng và cung ứng nguyên vật liệu, đặc biệt là trong chuỗi cung ứng của các chuỗi sản xuất”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo