Thị trường

Trung Quốc - Việt Nam có nhiều tiềm năng kết nối thị trường xuất khẩu chè, cà phê

Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu (XK) đứng thứ 5 về chè, đứng thứ 12 về cà phê của Việt Nam. Tới đây, Việt Nam tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường kết nối thị trường giữa hai nước thông qua việc hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) hai bên.

Nghệ nhân Đoàn Hùng Sơn thực hiện màn trình diễn pha trà truyền thống - bạch trà trăm năm, được làm từ giống trà Shan tuyết nổi tiếng. Ảnh: NNK.

Sẵn sàng kết nối, thúcđâỷtiêu thụ, xuất khẩu chè, cà phê

Phát biểu khai mạc diễn đàn "Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc hợp tác sản xuất và tiêu thụ chè, cà phê", do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng 14/10/2019, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo xây dựng ngành chè, cà phê Việt Nam phát huy tiềm năng, đặc biệt là xuất khẩu.

Theo đó, Việt Nam đang là nước đứng thứ 7 thế giới về sản xuất chè; đứng thứ 5 về xuất khẩu (XK) chè. Năm 2018, tổng lượng chè XK của nước ta đạt 128.000 tấn, giá trị đạt 219 triệu USD;xuấtđi 61 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngành chè Việt Nam đang được nâng cấp cả về quy mô, công nghệ, với khoảng 257 doanh nghiệp (DN) chế biến chè quy mô công nghiệp, tổng công suất chế biến 5.204 tấn búp tươi/ngày.

Đối với ngành cà phê, hiện cà phê Việt Nam đãXK tơítrên 80 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 thế giới về XK và dẫn đầu toàn cầu về cà phê robusta. Năm 2018, kim ngạchXK cà phê đạt 1,88 triệu tấn, trị giá 3,5 tỷ USD, tăng gần 20% về lượng và 1% về giá trị so với năm 2017.

"Đối với nhóm hàng nông thủy sản, Trung Quốc là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch XK nông thủy sản Việt Nam và chiếm 30% tổng kim ngạch XK hàng hóa các loại sang thị trường này..." - ông Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Tại diễn đàn, ông Hàn Trường Phú – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc cũng nhấn mạnh, hiện nay nhu cầu tiêu thụ chè, cà phê của Trung Quốc rất lớn. Với dân số 1,4 tỷ người, cùng với lượng khách du lịch đến Trung Quốc mỗi ngày, nhu cầu sử dụng đối với 2 loại đồ uống này ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, Trung Quốc mới chỉ là thị trường nhập khẩu đứng thứ 12 về cà phê, kim ngạch trên 109 triệu USD và đứng thứ 4 về chè của Việt Nam, kim ngạch gần 20 triệu USD...

Theo ông Hàn Trường Phú, hiện nay đã có nhiều DN XK cà phê, chè của Việt Nam sang Trung Quốc tìm kiếm thị trường, đối tác.Cùng với đó, phía Trung Quốc mong muốn thời gian tới hai nước sẽ tăng cường thúc đẩy XK các mặt hàng chè, cà phê chất lượng, có thương hiệu để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Là công ty đứng trong top 10 nhà XK cà phê lớn nhất Việt Nam,ông Johnson Choi -Giám đốc điều hành Tập đoàn Sunwah- Tổng Giám đốc Sunwah Việt Nam cho biết, Tập đoàn Sunwah lựa chọn thành lậphai công ty ở Việt Nam với mục tiêu đưa cà phê Việt Nam sang Trung Quốc và các thị trường kháctrên thế giới. Vì vậy, từ năm 2006, công ty tập trung sản xuất thương mại cà phê, trong đó 100% sản lượng của công ty phục vụ XK. Thời gian tới, công ty mong muốn hợp tác, phát triển với nhiều DN Việt Nam nhằm thúc đẩy tiêu thụ cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới.

Đại diện Tổng công chè Việt Nam cũng cho biết, hiện nay công ty đang tập trung phát triển XK, kết nối, hợp tác với các thị trường, trong đó có DN Trung Quốc. tổng công ty sẵn sàng đẩy mạnh liên kết hai chiều với các DN như hợp tác đặt hàng; nâng cấp sản xuấtchè gắn với sinh thái - điều này cần học hỏi các nước, trong đó có DN Trung Quốc

Các sản phẩm cà phê XK được nhiều đại biểu quan tâm. Ảnh: NNK

Đẩy mạnh hợp tác về công nghệ, chế biến, tiêu thụ

Tại diễn đàn, các đại biểu nhận định, Việt Nam và Trung Quốc đều có nhiều lợi thế và vị thế trên thế giới đối với ngành hàng chè và cà phê. Để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ chè, cà phê giữa hai bên, các đại biểu đều cho rằng, thời gian tới DN hai bên cần cần phải bắt tay mở rộng hợp tác trong sản xuất nông nghiệp để cung cấp nông sản cho thị trường toàn cầu, trong đó đẩy mạnh hợp tác về công nghệ, chế biến, tiêu thụ.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, các DN của hai nướccần tăng cường hợp tác về công nghệ giống, công nghệ chế biến, công nghệ thương hiệu nhằm thúc đẩy gia tăng giá trị của chè và cà phê. Sau hội nghị này, Bộ NN&PTNT cùng với Bộ Công thương luôn tạo cơ chế đồng hành cùng DN để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ chè, cà phê giữa hai nước.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng đề nghị để tăng cường giao thương, kết nối giữa DN hai bên, tháng 5/2020, các hiệp hội và DN chè, cà phê Việt Nam cần đăng ký tham gia hội chợ quốc tế chè, cà phê tại Hàng Châu, Trung Quốc.

Ông Hồ Tỏa Cẩm -Tham tán công sứ kinh tế - thương mại Đại sứ quán TrungQuốc tại Việt Nam bổ sung thêm,DN hai nước cần tăng cường kết nối thông tin; đẩy mạnh hợp tác sản xuất; DN hai bên bắt tay cùng nhau tiêu thụ sản phẩm. "Đại sứ quán Trung Quốc sẵn sàng làm đầu mối cung cấp thông tin về thị trường Trung Quốc cho các DN có yêu cầu" - ông Hồ Tỏa Cẩm cam kết.

Ở góc độ hiệp hội, ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê- ca cao đưa ra khuyến cáo đối với các DN Việt Nam XK sang thị trường Trung Quốc: “Các DN cần áp dụng tiêu chuẩn chất lượng,nâng cao công nghệ chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Ví dụ, các DN sản xuất, XK cà phêcần quan tâm vấn đề chế biến sâu, thay đổi công nghệ chế biến để có cơ cấu sản phẩm phù hợp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm… Đồng thời, phía hiệp hội sẽ hỗ trợ DN những thông tin nghiên cứu thị trường, giúp các DN hội viên xây dựng cơ sở dữ liệu và phương pháp xử lý tình huống để kịp thời ứng phó khi có các khó khăn; tìm kiếm các nguồn hỗ trợ theo hình thức phối hợp công tư".

Trong khuôn khổ diễn đàn đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng BộNN&PTNT Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc nhằm thúc đẩy hợp tácchế biếnvà thương mại nông sản. Theo đó, thời gian tới Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong thúc đẩy thương mại nông sản giữa hai nước. Nông sản Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc qua các kênh như: hội chợ, triển lãm… để DN hai bên có thể tìm hiểu, xúc tiến thương mại. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn Bộ trưởng Hàn Trường Phú thúc đẩy để 8 loại hoa quả Việt Nam đã gửi hồ sơ sang sớm được xuất khẩu chính ngạch vào nước này. Đây là những nông sản mà DN Trung Quốc có nhu cầu cao để phát triển chế biến như: sầu riêng, khoai lang…

Theo Khánh Linh/Thời báo tài chính Việt Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo