TS Võ Trí Thành: “Nguồn chi cho lương công chức Việt Nam quá cao”
Hợp tác ngành Công thương 3 tỉnh Bình Thuận – Ninh Thuận – Lâm Đồng / Giới đầu tư “săn lùng” cổ phiếu bầu Đức sau “nước cờ” mới với THACO
Đó là nhận định của TS Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019 “Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng”.
Cụ thể, ông Thành cho rằng, tổng thể bài toán kinh tế lớn nhất của Việt Nam là phía thu và phía chi, trong đó, áp lực là từ phía chi nhiều hơn, cho nên nếu cấu trúc lại phần thu mà không đặt ưu tiên vào phần chi thì là cả vấn đề, vì đây là cái khó nhất.
“Nguồn chi cho lương công chức Việt Nam quá cao, và lương của từng công chức Việt Nam quá đắt. Bộ máy công chức Việt Nam có thể không lớn nhưng nếu tính tất cả số lượng thì cực lớn”, ông Thành cho hay.
Bên cạnh đó, chuyên gia kinh tế này cũng cho rằng trợ cấp xã hội của nước ta cũng lớn vô cùng, trung bình 6 – 7 triệu đồng/người/tháng.
Đồng tình với đó, PGS.TS Tô Trung Thành, Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cũng cho rằng, khoản chi lớn nhất trong tổng chi ngân sách vẫn là chi thường xuyên, chi cho bộ máy Nhà nước, chiếm khoảng 70% tổng chi kể từ năm 2008.
Đáng nói, theo ông Thành, tỷ lệ chi lương của Việt Nam so với tổng chi tiêu là tương đối cao so với các quốc gia trong khu vực như Lào, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia...
“Theo đó, cần rà soát lại các mục tiêu chi tiêu công theo một khuôn khổ chính sách nhất quán hơn. Bên cạnh đó cần giảm tỷ lệ chi thường xuyên bằng giảm tốc độ tăng biên chế của Chính phủ và quỹ lương cho cán bộ, công chức và viên chức của Chính phủ”, ông Thành gợi ý.
Ngoài ra, theo GS. TS. Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân, trong giai đoạn khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì quy mô chi tiêu công ở mức cao, trong khi nguồn thu ngân sách không đủ để bù đắp.
Điều này khiến thâm hụt ngân sách Nhà nước thường xuyên ở mức cao và hiện đang ở mức cao nhất trong khu vực. Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục vay nợ để bù đắp bội chi và hệ quả là nợ công gia tăng.
Do đó, một trong những áp lực chi ngân sách hiện nay là chi trả nợ. Cụ thể, những khoản vay từ những năm 1990 đến nay đã bắt đầu tới hạn trả nợ khiến hàng năm số nợ phải trả đã chiếm tỷ lệ 10-12% tổng chi ngân sách Nhà nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá