Thị trường

Tuyên Quang: Xây nhà lầu nhờ nuôi trâu, chỉ 1 xã mà có 1.000 con trâu lớn, nhỏ

Xã Hòa Phú (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) hiện có gần 1.000 con trâu. Đã từ lâu, thương hiệu trâu Hòa Phú được khắp nơi biết đến với những ưu điểm vượt trội như tầm vóc, sức khỏe, chất lượng thịt thơm ngon. Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, những năm qua, chính quyền xã đã có nhiều chương trình liên kết phát triển đàn trâu bản địa.

Sơn La: Nuôi loài gà chỉ sợ kêu điếc tai chứ đầu ra không phải "đau đầu" / Bà Rịa - Vũng Tàu: Tỷ phú đất Tóc Tiên, 80 tuổi vẫn nuôi 400 tấn cá bằng....mỳ tôm vụn

Anh Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch UBND xã chia sẻ, Hòa Phú có lợi thế nhiều bãi chăn thả với diện tích trên 100 ha, thức ăn tự nhiên phong phú thuận lợi phát triển chăn nuôi trâu. Xã đã vận động nhân dân chăn nuôi quy mô lớn, nâng cao thu nhập và làm giàu chính đáng.

1

Anh Hoàng Văn Cương, thôn Đồng Mo nuôi trâu nhốt chuồng.

Gia đình anh Hoàng Văn Cương, thôn Đồng Mo là hộ đầu tiên trong xã triển khai mô hình nuôi trâu nhốt chuồng, hiện anh có 19 con trâu. Anh kể, năm 2014, xã triển khai Dự án chăn nuôi trâu sinh sản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, anh mạnh dạn tham gia.

Anh vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chiêm Hóa 100 triệu đồng cùng với số vốn tích lũy được 200 triệu đồng đầu tư mua 14 con trâu nái và 1 con trâu đực giống về nuôi. Mỗi năm đàn trâu của gia đình sinh sản từ 8 - 10 con, với giá bán trung bình 15 triệu đồng/con, anh thu khoảng 150 triệu đồng/năm.

Gia đình ông Phương Thanh Hương, thôn Làng Chang trước đây chỉ nuôi 2 con trâu để làm sức kéo. Mấy năm gần đây, nhận thấy nuôi trâu có hiệu quả kinh tế nên gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư nhân đàn. Đến giờ ông có 8 con trâu, trị giá vài trăm triệu đồng.

Trong ngôi nhà 2 tầng khang trang và những vật dụng sinh hoạt có giá trị, anh Nông Ngọc Mịch, thôn Lăng Lằm phấn khởi cho biết, tất cả là nhờ nuôi trâu mà có.

 

Thời gian qua, UBND xã Hòa Phú phối hợp với Viện Chăn nuôi quốc gia triển khai Dự án ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo cho trâu với 40 hộ dân tham gia; phối hợp với Đại học Thái Nguyên triển khai Đề tài bảo tồn, phát triển gen giống trâu có khối lượng lớn với 15 hộ tham gia.

Các hộ ngoài việc được hỗ trợ trang thiết bị để thụ tinh cho trâu còn được tham gia các lớp tập huấn về cách chăm sóc trâu sinh sản, các thời điểm phối giống thích hợp, khâu vệ sinh khi nghé con ra đời và cách chữa trị một số bệnh thường gặp cho trâu.

Nhờ nuôi trâu cuộc sống của người dân xã Hòa Phú ngày càng khấm khá hơn, số hộ khá giàu trong xã hiện chiếm khoảng 60%; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 5,4% đến nay giảm còn 3,1%.

Theo Báo Tuyên Quang
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm