Việt Nam đã tiêu 8,1 tỷ USD vào sắt thép nhập khẩu
Giá đất tăng mạnh: Chuyên gia bất ngờ dự báo giá nhà giảm / Đồng Tháp: Thu tiền tỷ nhờ... cho vịt nằm rọ
8,1 tỷ USD đã được chi để nhập khẩu sắt thép sau 10 tháng đầu năm 2019
Giá nhập khẩu sắt thép trung bình 10 tháng qua ở mức 661,6 USD/tấn, giảm 9,3 % so với cùng kỳ năm 2018.
Riêng tháng 10/2019 nhập khẩu 1,44 triệu tấn sắt thép, tương đương 892 triệu USD, tăng 23,3% về lượng, tăng 18% về kim ngạch nhưng giảm 4,3% về giá so với tháng 9/2019.
Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam, chiếm 37,9% trong tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 36,4% trong tổng kim ngạch, với 4,64 triệu tấn, tương đương 2,95 tỷ USD.
Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 cung cấp sắt thép cho Việt Nam đạt 1,72 triệu tấn, tương đương 1,14 tỷ USD, giảm 7,8% về lượng, giảm 13,6% về kim ngạch và chiếm trên 14% trong tổng lượng và tổng kim ngạch sắt thép nhập khẩu của cả nước.
Tiếp đến thị trường Hàn Quốc với sản lượng 1,48 triệu tấn, tương đương 1,19 tỷ USD, tăng 2,3% về lượng và giảm 1% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Nhập khẩu sắt thép từ thị trường Đài Loan đạt 1,36 triệu tấn, tương đương 810,94 triệu USD, chiếm 11% trong tổng lượng và chiếm 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, tăng 10,7% về lượng nhưng giảm 1,3% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Năm 2018, nhập khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm các loại đạt hơn 20 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 13 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4% về lượng, nhưng tăng 24% về giá trị nhập khẩu so với năm 2017. Cụ thể, nhập sắt thép các loại 13,5 triệu tấn, 9,896 tỷ USD; Phôi thép 164 triệu tấn, 79 triệu USD; Sản phẩm từ sắt thép, trị giá 3,685 tỷ USD
Trong đó, nhập khẩu thép thành phẩm từ Trung Quốc hơn 6,27 triệu tấn, giảm 10% về lượng, nhưng tăng 9,8% về trị giá so với cùng kỳ 2017; Tỷ trọng thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 46,3% tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo