Thị trường

Việt Nam trong Top 5 nước sản xuất điện thoại lớn nhất trên thế giới

DNVN - Theo Bộ Công Thương, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính tiếp tục có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 15%; sản xuất máy móc và các loại thiết bị khác tăng khoảng 14,1%.

Doanh thu du lịch của TP.HCM trong 4 tháng đầu năm tăng 17% / Đà Nẵng: Kiến nghị Bộ Công thương giảm giá điện để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Theo Bộ Công Thương, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính tiếp tục có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 15%; sản xuất máy móc và các loại thiết bị khác tăng khoảng 14,1%.

Số liệu chi tiết trong tháng 4, Việt Nam đã sản xuất 20,5 triệu điện thoại di động, đưa số điện thoại sản xuất trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 76,9 triệu chiếc. Điện thoại di động là sản phẩm công nghiệp có mức tăng trưởng cao trong 4 tháng qua với mức tăng 21,3%.

Vài năm trở lại đây, với việc Việt Nam trở thành “cứ điểm” sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung, đã giúp cho sản phẩm điện thoại Samsung “Made in Vietnam” chiếm tới 60% tổng lượng điện thoại bán ra của tập đoàn này trên toàn cầu.

Từ số liệu nghiên cứu của TrendForce, năm 2020, Samsung bán ra ước khoảng 263 triệu chiếc điện thoại trên toàn cầu, chiếm 21% thị phần. Theo đó, tương ứng với 60% lượng điện thoại “Made in Vietnam”, con số có thể lên đến hơn 150 triệu chiếc. Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020, Việt Nam sản xuất tổng cộng hơn 253 triệu chiếc điện thoại di động, đạt giá trị xuất khẩu cao nhất trong số các nhóm hàng hóa xuất khẩu, với tổng kim ngạch 50,9 tỉ USD. Như vậy nếu so với doanh số 1,25 tỉ chiếc điện thoại di động tiêu thụ trên toàn cầu năm 2020 thì sản lượng điện thoại sản xuất tại Việt Nam đang chiếm tới 20% nguồn cung cho cả thế giới.

Cũng trong số liệu của Bộ, lượng tivi sản xuất ra đạt hơn 1 triệu chiếc trong tháng 4. Cộng dồn 4 tháng đầu năm, có tổng số hơn 5,2 triệu chiếc được sản xuất trong nước, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm điện thoại di động sản xuất tại Việt Nam hầu hết được xuất ra thị trường thế giới theo kênh của các nhà đầu tư FDI mà chủ yếu là Samsung. Điện thoại và linh kiện cũng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong 4 tháng qua với kim ngạch xuất khẩu đạt 18,4 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành hàng này đạt mức tăng trưởng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Còn ngành hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu 15,9 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng nhập khẩu nhóm hàng này cũng tăng mạnh do nhu cầu về nguyên liệu, linh kiện đầu vào được gia tăng, phục vụ sản xuất. Đứng đầu về hàng hóa nhập khẩu trong 4 tháng qua vẫn là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch ước đạt 22,05 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2020. Kế đến, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ước đạt 14,84 tỷ USD, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện cũng tăng mạnh 44% so với 4 tháng đầu năm 2020, đạt 6,01 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính tiếp tục có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 15%; sản xuất máy móc và các loại thiết bị khác tăng khoảng 14,1%.

Số liệu chi tiết trong tháng 4, Việt Nam đã sản xuất 20,5 triệu điện thoại di động, đưa số điện thoại sản xuất trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 76,9 triệu chiếc. Điện thoại di động là sản phẩm công nghiệp có mức tăng trưởng cao trong 4 tháng qua với mức tăng 21,3%.

Vài năm trở lại đây, với việc Việt Nam trở thành “cứ điểm” sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung, đã giúp cho sản phẩm điện thoại Samsung “made in Vietnam” chiếm tới 60% tổng lượng điện thoại bán ra của tập đoàn này trên toàn cầu.

Từ số liệu nghiên cứu của TrendForce, năm 2020, Samsung bán ra ước khoảng 263 triệu chiếc điện thoại trên toàn cầu, chiếm 21% thị phần. Theo đó, tương ứng với 60% lượng điện thoại “made in Vietnam”, con số có thể lên đến hơn 150 triệu chiếc. Còn theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2020, Việt Nam sản xuất tổng cộng hơn 253 triệu chiếc điện thoại di động, đạt giá trị xuất khẩu cao nhất trong số các nhóm hàng hóa xuất khẩu, với tổng kim ngạch 50,9 tỉ USD. Như vậy nếu so với doanh số 1,25 tỉ chiếc điện thoại di động tiêu thụ trên toàn cầu năm 2020 thì sản lượng điện thoại sản xuất tại Việt Nam đang chiếm tới 20% nguồn cung cho cả thế giới.

Cũng trong số liệu của Bộ, lượng tivi sản xuất ra đạt hơn 1 triệu chiếc trong tháng 4. Cộng dồn 4 tháng đầu năm, có tổng số hơn 5,2 triệu chiếc được sản xuất trong nước, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm điện thoại di động sản xuất tại Việt Nam hầu hết được xuất ra thị trường thế giới theo kênh của các nhà đầu tư FDI mà chủ yếu là Samsung. Điện thoại và linh kiện cũng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong 4 tháng qua với kim ngạch xuất khẩu đạt 18,4 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành hàng này đạt mức tăng trưởng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Còn ngành hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu 15,9 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng nhập khẩu nhóm hàng này cũng tăng mạnh do nhu cầu về nguyên liệu, linh kiện đầu vào được gia tăng, phục vụ sản xuất. Đứng đầu về hàng hóa nhập khẩu trong 4 tháng qua vẫn là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch ước đạt 22,05 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2020. Kế đến, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ước đạt 14,84 tỷ USD, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện cũng tăng mạnh 44% so với 4 tháng đầu năm 2020, đạt 6,01 tỷ USD.

Năm 2016, trong Top 6 quốc gia, vùng lãnh thổ sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới còn chưa có tên Việt Nam. Khi đó, xếp thứ nhất là Trung Quốc, và lần lượt xếp sau là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Canada. Năm năm sau đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là khi Việt Nam và Ấn Độ ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư FDI công nghiệp công nghệ cao đến mở nhà máy sản xuất, đã làm đảo lộn bảng xếp hạng trước đây. Việt Nam từ chỗ chưa có mặt trong Top 6 thì nay chắc chắn đã có mặt trong Top 5.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm