VNDirect: Nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn được hưởng lợi trong dài hạn
Góc nhìn chuyên gia: Căng thẳng Nga - Ukraine đã phản ánh một phần vào giá cổ phiếu, trong ngắn hạn chứng khoán là trò chơi tâm lý, nhà đầu tư nên hạn chế margin / Giá gạo xuất khẩu Việt trụ vững ở mức 403 USD/tấn, giữ ổn định giá trong nước
Cổ phiếu dầu khí vẫn được hưởng lợi trong dài hạn
Theo chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect, giá dầu Brent tiếp tục đà tăng mạnh trong năm 2022 ( 30% kể từ đầu năm) và lần đầu tiên vượt mốc 100 USD/thùng kể từ tháng 09/2014 sau khi Nga quyết định tấn công Ukraine. Giữa lúc thị trường dầu thô toàn cầu đang trong tình trạng thắt chặt nguồn cung do việc cắt giảm các khoản đầu tư vào lĩnh vực thượng nguồn trong suốt nhiều năm trong khi nhu cầu đang phục hồi sau đại dịch, thì động thái mới nhất của Nga càng làm trầm trọng hơn mối lo ngại này.
Tuy nhiên, dữ liệu lịch sử cũng chỉ ra rằng, giá dầu thường đã phản ảnh trước một phần mối lo về các sự kiện căng thẳng địa chính trị và có thể sẽ duy trì đà tăng trong một thời gian ngắn (2 - 3 tuần lễ) trước khi quay trở lại mức cân bằng để phản ánh tình trạng cung cầu thực tế trên thị trường.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác,VNDirect cho rằng những tín hiệu tích cực về việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ là cứu cánh cho thị trường năng lượng với nguồn cung bổ sung theo ước tính là hơn 1 triệu thùng/ngày.
Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng vừa thông báo sẽ phối hợp với các quốc gia khác như Nhật và Úc để xả dầu từ kho dự trữ chiến lược, giúp cân bằng lại thị trường. Nhìn chung, áp lực tăng giá sẽ vẫn tiếp tục duy trì trong một thời gian ngắn sắp tới, và theo quan điểm của VNDirect, dầu Brent có thể đạt đỉnh ở vùng giá quanh 105-110 USD/thùng. Sau đó, giá dầu sẽ dần hạ nhiệt và ổn định quanh mức 90 USD/thùng trong một vài tháng tới nhờ nguồn cung bổ sung tiềm năng đến từ Mỹ, Iran và OPEC.
Với mặt bằng giá dầu được dự báo neo cao trong thời gian tới, VNDirect tin rằng nhóm cổ phiếu dầu khí sẽ không chỉ được hưởng lợi trong ngắn hạn, mà triển vọng dài hạn cũng sẽ được củng cố hơn khi giá dầu cao sẽ thúc đẩy các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, giúp cải thiện nền tảng cơ bản của ngành.
Nhiều ngành có thể hưởng lợi giữa căng thẳng Nga - Ukraine
VNDirect cho rằng giá dầu neo ở mức cao cùng với động thái cấm xuất khẩu Amoni nitrat (NH4NO3) của Nga có thể đẩy giá phân đạm trên toàn cầu tiếp tục tăng. Mặc dù chỉ chiếm 16,5% thị phần xuất khẩu phân đạm toàn cầu, nhưng Nga sản xuất amoni nitrat, thành phần quan trọng trong sản xuất phân bón và chiếm gần 66% nguồn cung toàn cầu.
Bên cạnh đó, Nga còn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu phân NPK. Do đó các nhà sản xuất phân đạm tại Việt Nam như DCM, DPM có thể được hưởng lợi từ việc giá phân bón duy trì ở mức cao trong thời gian tới cũng như nhu cầu xuất khẩu tăng cao.Trong khí đó, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng đã gây gián đoạn không nhỏ đến chuỗi cung ứng mặt hàng thép.
Theo Hiệp hội thép thế giới (WSA), 2 quốc gia này đã sản xuất 97,4 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 57 triệu tấn thép trong năm 2021. Ngay sau khi xung đột có dấu hiệu leo tháng từ ngày 24/2, một số nhà sản xuất thép hàng đầu tại Ukraine (bao gồm Metinvest và ArcelorMittal) đã có kế hoạch cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức tối thiểu do hoạt động vận chuyển đường sắt và cảng bị đình trệ.
Trong khi các mặt hàng xuất khẩu của Nga đứng trước nguy cơ bị nhiều quốc gia cấm vận. VNDirect cho rằng các nhà xuất khẩu thép hàng đầu của Việt Nam có cơ hội gia tăng sản lượng trong thời gian tới. Đặc biệt tại EU, Nga và Ukraine lần lượt là 2 quốc gia xuất khẩu thép lớn thứ 2 và 4 vào khu vực này trong 11 tháng đầu năm 2021 với khoảng 21% tổng sản lượng, theo Eurofer.
EU cũng là thị trường xuất khẩu thép lớn thứ 3 của Việt Nam trong năm 2021, chủ yếu là mặt hàng tôn mạ. Do đó, những doanh nghiệp hàng đầu như HSG và NKG có thể được hưởng lợi từ diễn biến này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh