Xây dựng chuỗi yến sào hướng tới xuất khẩu
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, năm 2018, ước tính của các chuyên gia, cho rằng, sản lượng tổ yến (yến sào) của Việt Nam khoảng trên 100 tấn yến. Thị trường xuất khẩu chính là Hồng Kông, Trung Quốc, cộng đồng người Hoa ở các nước Mỹ, Úc, New Zealand …
Theo báo cáo sơ bộ của các tỉnh, hiện nay cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến. Đến tháng 8/2019 có trên 11,75 ngàn nhà yến, tăng 1,42 lần (báo cáo của 18 tỉnh). Tỉnh có số lượng nhà yến tăng cao nhất là Khánh Hòa (4,96 lần) và Lâm Đồng (4,63 lần). 2 tỉnh cò số lượng nhà yến lớn nhất là Kiên Giang (2.025 nhà yến), Bình Thuận (1.204 nhà yến) …
Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy thực tề tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến ở nước ta rất lớn. Nhiều tỉnh có lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật cần khai thác tốt để phát triển nghề nuôi chim yến, tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái.
Sản phẩm tổ yến hiện chủ yếu được các công ty xuất khẩu, thu về khoảng 100-125 triệu USD/năm. Do đó, đây là một ngành nuôi quan trọng, có hiệu quả kinh tế cao.
Để phát triển nghề nuôi chim yến, cần có quy hoạch các vùng trong nước; đồng thời có những giải pháp đồng bộ về quản lý, sự phối hợp và thống nhất để có thể phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết bên cạnh việc thúc đẩy chăn nuôi lợn, gia cầm và đại gia súc, Bộ NN-PTNT đang chủ trương phát triển các sản phẩm chăn nuôi có tiềm năng về thị trường, trong đó có chim yến.
Do đó, để phát triển ngành yến, Hội nghị này sẽ đề cập toàn diện từ quản lý nhà nước, thú y phòng bệnh, phương thức nuôi, an toàn thực phẩm … để hình thành chuỗi giá trị yến sào hướng tới xuất khẩu.
Hiện Bộ NN-PTNT đang nỗ lực làm việc với phía Trung Quốc để sớm ký được Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch yến sào sang thị trường quan trọng này.
Theo Thanh Sơn/Nông nghiệp Việt Nam
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo