Thị trường

Xuất khẩu của khối DN trong nước: Động lực tăng trưởng không đến từ nhóm nông sản

DNVN - Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước trong 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận sự vươn lên mạnh mẽ và tiếp tục có tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung. Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng của khối trong nước không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp.

Hải Phát Land được vinh danh trong Top 10 sàn giao dịch bất động sản tiêu biểu năm 2019 / Giá bất động sản tại các thành phố lớn biến động nhẹ

Bộ Công Thương cho biết: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu sụt giảm, xuất khẩu của nhiều nước trong khu vực tăng thấp hoặc giảm như Singapore 5 tháng năm 2019 giảm 0,88%%; Thái Lan giảm 2,7%, Ấn Độ chỉ tăng 2,37%; căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc tiếp tục diễn biến phức tạp, xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng thì kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 của Việt Nam có thể xem là một kết quả khá tích cực cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 122,42 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018 (thấp hơn mức tăng 16,4% của cùng kỳ năm 2018 so với năm 2017), bằng 46,55% kế hoạch năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 36,67 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2018; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 85,75 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ. Tăng trưởng xuất khẩu diễn biến theo chiều hướng tăng dần qua các tháng và dần tiệm cần với chỉ tiêu Quốc hội đề ra năm 2019 (tăng trưởng đạt 7-8%).

Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước ghi nhận sự vươn lên mạnh mẽ và tiếp tục có tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung. Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng của khối trong nước không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp.
Cụ thể, trong khi xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản giảm 6,9% so với cùng kỳ thì nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2018, qua đó đóng góp vào mức tăng trưởng xuất khẩu 10,4% của khối doanh nghiệp trong nước. Xuất khẩu nhiều mặt hàng như gỗ và sản phẩm gỗ, các sản phẩm dệt may, sản phẩm chất dẻo, cao su,... của khối doanh nghiệp trong nước đều đạt mức tăng trưởng tốt. Điều này thể hiện những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự tác động, tạo thuận lợi cho sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tăng trưởng xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước đã trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế.
Ngoài ra, khối doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu tham gia nhiều hơn vào các ngành công nghiệp chế biến. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt kết quả khả quan trong 6 tháng đầu năm 2019 chủ yếu là nhờ vào đà tăng trưởng của nhóm hàng công nghiệp chế biến, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm tới 83,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng từ mức 82% của 6 tháng năm 2018 lên 83,5% trong 6 tháng đầu năm 2019.
Trong khi đó, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu ổn định theo chiều hướng tích cực với kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ chủ yếu cho sản xuất trong nước và gia công xuất khẩu tăng do nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ việc mở rộng sản xuất cũng như đầu tư mới của doanh nghiệp.
Minh Thu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm