Thị trường

Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, còn nhập khẩu thì tăng mạnh

Tình hình nhập khẩu 9 tháng đầu năm cho thấy ở thị trường lớn là Mỹ, Trung Quốc và EU đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao nhất, ở mức 17,3%, còn xuất khẩu thì diễn biến trái chiều. Theo đó, xuất khẩu sang Mỹ thì tăng, nhưng sang Trung Quốc lại giảm.

Sáng 28/09, Tổng cục Thống kê họp báo thông tin về tình hình kinh tế xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2019. Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, dù xuất khẩu gặp khó khăn trong tháng 9, song tổng sản phẩm trong nước (GDP) vẫn đạt mức cao nhất trong 9 năm qua.Theo Tổng Cục Thống kê đánh giá, đây là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 9 năm gần đây.

Cụ thể, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,36%, đóng góp 52,6%, trong khi dịch vụ tăng 6,85%, đóng góp 42,6% còn nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,02%, thấp hơn so với cùng kỳ.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng năm 2019 đạt kỷ lục mới với gần 102.300 doanh nghiệp, vốn đăng ký bình quân là 12,6 tỉ đồng, là mức cao nhất trong những năm gần đây, dự báo sức khỏe của doanh nghiệp ra nhập thị trường tốt hơn.

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 9 tháng năm nay là 21.2.00 doanh nghiệp, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm. Doanh nghiệp chờ giải thể là 28.200 doanh nghiệp và hoàn tất thủ tục giải thể là 12.000 doanh nghiệp, tăng 4,7%.

GDP 9 tháng đầu năm 2019 có mức tăng trưởng cao nhất cùng kỳ trong vòng 9 năm trở lại đây.

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 327.100 tỉ đồng, chiếm 23,7% và tăng 8,4%. Đáng lưu ý là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chưa cải thiện nhiều, tiếp tục đạt mức tăng thấp nhất trong các năm giai đoạn 2015-2019.

Về tình hình xuất nhập khẩu, Tổng cục Thống kê thông tin, sau 9 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu của Việt Nam là 194,3 tỷ USD; nhập khẩu là 188,42 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 382,72 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.

3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Trung Quốc với kim ngạch lần lượt đạt 44,9 tỷ USD, 31,1 tỷ USD, 27,8 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu vào Mỹ tăng 28,2% còn xuất khẩu vào EU và Trung Quốc giảm 0,7% và 3,8%.

Cũng tại buổi họp báo, ông Nguyễn Trung Tiến - Vụ trưởng thống kê thương mại cho biết: hiện xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc đã chuyển hướng cấm xuất tiểu ngạch với hàng Việt Nam.

Trung Quốc đã sang hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp Việt tiến hành quy trình, thủ tục hàng hóa chính ngạch. Hiện tại, các mặt hàng đáp ứng điều kiện còn hạn chế, xuất khẩu vào thị trường này đã giảm vì vậy.

Một nguyên nhân giảm xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua là do Samsung. "Hàng năm Samsung xuất màn hình cho iPhone rất lớn nhưng năm nay giảm, gây giảm giá trị xuất khẩu", ông Tiến nói.

Ở chiều ngược lại, 3 thị trường Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất là Trung Quốc (55,5 tỷ USD), Hàn Quốc (35,4 tỷ USD) và ASEAN (24,1 tỷ USD). Kim ngạch nhập khẩu từ 3 thị trường trên đều tăng so với cùng kỳ. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao nhất, ở mức 17,3%.

Lạm phát cơ bản tháng 9 tăng 1,96% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát bình quân sau 9 tháng tăng 1,91%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 9 tháng tăng thêm 2,5% so với năm trước.

Cả nước hiện có 54,4 triệu người lao động trên 15 tuổi có việc làm với mức thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương là 6,71 triệu đồng. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 1,99%.

Ngoài ra, Tổng cục Thống kê thông tin thêm, về chỉ số tiêu dùng (CPI), trong tháng 9 tăng 0,32% so với tháng trước. Trong đó giá dịch vụ giáo dục tăng cao nhất do các địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí cho năm học mới; giá thịt lợn tăng do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi và giá gạo, giá thực phẩm tươi sống tăng ở một số địa phương bị mưa lũ.

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2019 ước tính đạt 1.028,7 nghìn tỷ đồng, bằng 72,9% dự toán năm.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê cho biết, trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới bất ổn, các nền kinh tế đều có xu hướng phát triển chậm lại.

“Trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng; Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường; Căng thẳng địa chính trị leo thang ở Vịnh Ba Tư; Thương mại và đầu tư thế giới giảm. Chính vì vậy, những chỉ số nói trên chứng tỏ kinh tế vĩ mô trong nước vẫn ổn định”, ông Lâm đánh giá.

Theo Thanh Phong/Dân Việt

loading...

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo