Xuất khẩu TP HCM cần gắn với kinh tế vùng
Nông dân Sa Đéc thuần hóa nhiều giống cây kiểng "độc, lạ" / Nhãn lồng Hưng Yên tăng cường “nam tiến” và mở rộng xuất khẩu
Chiều 29-8, hội thảo "Định vị sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của TP HCM và các nút thắt quan trọng" do Sở Công Thương TP HCM tổ chức đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, doanh nghiệp (DN). Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cho biết TP HCM là một trong những cửa ngõ giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng trưởng mức độ tinh vi và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm được TP HCM nhận diện và thực hiện từ những năm 2000 với 4 ngành công nghiệp mũi nhọn và 9 nhóm ngành dịch vụ; gần đây là các chương trình chuyển dịch xuất khẩu giai đoạn 2008-2011 và giai đoạn 2011- 2015. Tuy nhiên, kết quả mang lại không như kỳ vọng.
Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty Garmex Sài Gòn Ảnh: Tấn Thạnh
Phân tích cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2008-2015, TS Đinh Công Khải, Viện trưởng Viện Chính sách công thuộc Trường Đại học Kinh tế TP HCM, chỉ ra rằng mô hình tăng trưởng xuất khẩu đang tăng theo chiều rộng và chạy theo thị trường, thiếu định hướng chiến lược phát triển. Nền sản xuất và xuất khẩu có năng lực cạnh tranh thấp, phương thức sản xuất chủ yếu là gia công, chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu của TP HCM hoàn toàn bị dẫn dắt từ những biến động thị trường thế giới, rất khó để hoạch định và triển khai hiệu quả các chiến lược hay chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, TP chưa xác định được những ngành hay cụm ngành có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu cao, đủ năng lực cạnh tranh; các chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu và phát triển xuất khẩu trong những năm trước vẫn còn dàn trải, thiếu cơ sở. Theo ông Khải, không phải đến thời điểm này TP HCM mới định vị các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mà đã triển khai nhiều năm qua nhưng không mang lại hiệu quả thiết thực.
Vì vậy, để đạt được các mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, cần đánh giá năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu hiện tại. Nếu duy trì các ngành xuất khẩu hiện có sẽ có tính khả thi cao nhưng giá trị gia tăng và lợi ích cơ hội thấp. Ngược lại, nếu nâng cấp cơ cấu ngành theo hướng đi xa hơn sẽ có giá trị gia tăng và lợi ích cơ hội cao, đòi hỏi đầu tư và chuẩn bị nền tảng cơ sở phù hợp với sản phẩm.
Các chuyên gia, DN nhận định nút thắt lớn cho sản phẩm xuất khẩu chủ lực TP HCM nằm ở nền tảng phát triển công nghiệp và năng lực cạnh tranh. Với kinh nghiệm 20 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ông Trần Việt Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Nam Thái Sơn - cho rằng việc xác định danh mục sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu và định hướng hoạt động xuất khẩu cần bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng và không để dịch chuyển ra địa phương khác.
Mặt khác, cần đánh giá lợi thế cạnh tranh của sản phẩm qua các hội chợ, triển lãm xuất khẩu quốc tế để xác định sản phẩm chủ lực. TS Trần Du Lịch, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ, góp ý TP HCM không nên tính chuyện xuất khẩu riêng mà cần định vị là trung tâm phát triển kinh tế vùng cũng như cửa ngõ giao thương, đầu tư, kinh tế… Từ đó, tạo nền tảng phát triển và định vị danh mục sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu và định hướng hoạt động xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025