Xung đột Nga - Ukraine và 4 áp lực lạm phát tác động tới Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia: Căng thẳng Nga - Ukraine đã phản ánh một phần vào giá cổ phiếu, trong ngắn hạn chứng khoán là trò chơi tâm lý, nhà đầu tư nên hạn chế margin / Những doanh nghiệp chịu thiệt hại nhiều nhất từ căng thẳng Nga-Ukraine
4 áp lực khiến nền kinh tế bất lợi
Tại tọa đàm, TS Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong bối cảnh là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nền kinh tế Việt Nam đang rất bất lợi.
Cuộc xung đột tiếp tục leo thang khiến giá cả hàng hóa, nguyên liệu đầu vào đang bước vào đợt tăng giá mới. Điều này khiến lạm phát của Việt Nam phải chịu 4 áp lực.
Đó là nguồn cung xăng dầu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 70-80% nhu cầu. Khi giá xăng dầu thế giới tăng cũng đồng nghĩa giá xăng dầu trong nước tăng. Vì vậy, chi phí sản xuất kinh doanh, hay chi phí sinh hoạt của người dân bị đội lên nhiều.
Giá xăng dầu thế giới tăng cũng tác động đến nhiều quốc gia khác, trong đó có các quốc gia là bạn hàng của Việt Nam. Với cách tổ chức nền kinh tế có độ mở lớn, việc bị ảnh hưởng của Việt Nam là điều không thể tránh.
Cùng đó, Nga xuất khẩu rất nhiều các loại hàng hoá khác như niken, titanium, kim loại cơ bản... thậm chí là lúa mì, lương thực và chất dinh dưỡng của phân bón sang Việt Nam. Chỉ riêng phân bón cũng đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Giá phân bón tăng không chỉ tác động đến doanh nghiệp, nền nông nghiệp mà tác động đến cả bà con nông dân.
Theo thống kê của Liên minh châu Âu (EU), chỉ số giá tiêu dùng tại châu Âu tháng 2/2022 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến nhiều quốc gia buộc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ. Và chính những điều chỉnh này sẽ ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ tại Việt Nam.
“Từ những kênh dẫn trên, có thể nhận thấy áp lực lạm phát đang rất nặng. Trong khi đó, Việt Nam đang tiến hành triển khai gói kích thích, phục hồi kinh tế với quy mô lên tới 350.000 tỷ đồng. Tại thời điểm chuẩn bị ban hành gói hỗ trợ, kích thích kinh tế, nhiều chuyên gia đã lo lắng cho mục tiêu lạm phát. Giờ đây, cộng thêm các áp lực mới, rủi ro lạm phát lại càng tăng cao", ông Hiếu nói.
Chủ động phương án vận chuyển hàng hóa và phương thức kinh doanhChia sẻ tại tọa đàm, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV đã đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine đang tác động toàn diện tới kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Theo ông Lực, trước hết doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp cần tính toán đa dạng hóa thị trường và nguồn cung, bởi việc chỉ tập trung vào một vài nơi đã cho thấy rõ những rủi ro thời gian qua.
Đồng thời, phải đa dạng hóa đồng tiền thanh toán. Trên thế giới, doanh nghiệp Nga, Trung Quốc và một số nước cũng đã bắt đầu đi theo hướng này. Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp Nga vừa qua đã chuyển sang thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ để tránh tác động và rủi ro.
Doanh nghiệp cần chủ động đàm phán với các đối tác về phương án vận chuyển hàng hóa, phương thức kinh doanh. Hiện có nhiều doanh nghiệp phàn nàn rằng hàng hóa của họ đang bị ách tắc ngoài biển. Bởi vậy, đã đến thời điểm doanh nghiệp phải tính toán tới đường vòng hay kênh thay thế để giải tỏa ách tắc và tránh hư hỏng hàng hóa, đặc biệt là nông sản, thủy hải sản.
“Doanh nghiệp cần rà soát lại hợp đồng và hồ sơ pháp lý để đảm bảo chủ động trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Quốc hội, Chính phủ phải vào cuộc quyết liệt hơn để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc đa dạng hóa thị trường. Việt Nam và Nga đã thiết lập kênh thanh toán song phương khi Moscow bắt đầu bị cấm vận năm 2014. Kênh này cần được hoạt động quyết liệt hơn. Ngân hàng Nhà nước sớm vào cuộc để xem xét thay đổi đồng tiền thanh toán, nếu cần”, ông Lực nói.
Bàn về giải pháp giảm tác động tiêu cực từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, TS Phan Đức Hiếu cho rằng, đối với gói phục hồi kinh tế, Việt Nam phải càng quyết liệt hơn nữa. Nếu trước kia, thời gian để thiết kế là quan trọng, thì giờ đây thời gian để hoàn thành là quan trọng nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Ra mắt liên minh đổi mới đối tác AI tạo sinh
Đà Nẵng: Liên tiếp xử phạt bán hàng giả nhãn hiệu nổi tiếng tại quận du lịch trọng điểm
Nền tảng ngân hàng số cho doanh nghiệp
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông