Pháp luật

Kỳ 2: Tập đoàn Trường Hải trốn thuế hay ăn cắp doanh thu?

(DNVN) - Sau khi "cài" giám đốc, kế toán trưởng là người "nhà" Trần Bá Dương đã tự ý nâng giá trị góp vốn để biến Hồ Đắc Tuấn thành "bù nhìn", và sự việc chỉ vỡ lở khi ông "nông dân" Hồ Đắc Tuấn bắ quả tang là bán ô tô một nơi nhưng xuất hóa đơn một nẻo.

LTS: Ông "nông dân" đã góp lô "đất vàng" cùng với tiền của mình để hợp tác cùng Tập đoàn ô tô Trường Hải mở công ty kinh doanh về ô tô. Nhưng khi vừa "đặt chân" trên lô "đất vàng" của ông "nông dân" thì ngay lập tức “vị tướng” của Ô tô Trường Hải là CT HĐQT kiêm TGĐ Trần Bá Dương đã "điều” người cùa mình xuống thâu tóm công ty hợp tác với ông "nông dân" và cũng từ đây ông "nông dân" chỉ là "bù nhìn"  và "tiền mất tật mang" còn Trường Hải  thì tung hoành, từ bán xe ô tô tại công ty chung vốn với ông "nông dân" nhưng lợi nhuận thì "chui" vào chi nhánh khác của Trường Hải tại Đà Nẵng. Khi ông "nông dân" làm to chuyện thì có những công văn giấy tờ "lạ" của cơ quan chức năng xuất hiện, thậm chí cơ quan chức năng còn bị Trường Hải lợi dụng mượn danh để moi tiền của ông "nông dân". Doanh nghiệp Việt Nam đã vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc kéo dài 4 năm nay gây rúng động xứ Quảng, tốn nhiều giấy mực của các cơ quan truyền thông nhưng vụ việc thì vẫn "dậm chân tại chỗ".

 Kỳ 2: Tập đoàn Trường Hải trốn thuế hay ăn cắp doanh thu?

Sau khi "cài" giám đốc, kế toán trưởng là người "nhà", ông Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Trần Bá Dương đã ủy quyền và chỉ đạo cho ông Giám đốc “thuê” Mai Phước Nghê thao túng công ty đang hợp tác với ông "nông dân" từ dấu hồ sơ xây dựng đến tự ý nâng giá trị góp vốn của Trường Hải lớn hơn so với ban đầu và đẩy ông Chủ tịch HĐQT Hồ Đắc Tuấn thành "bù nhìn" không biết công ty của mình hoạt động kinh doanh ra sao, liền làm đơn báo cáo lên cơ quan công an thì sự thật đã được phơi bày khi bị bắt qỏa tang là bán ô tô một nơi xuất hóa đơn một nẻo.

Chiêu bài thâu tóm “độc nhất vô nhị” của “lão làng” Trần Bá Dương

Sau nhiều lần đấu tranh đòi quyền lợi trong công ty thì đến ngày 22/12/2009, ông "nông dân" Hồ Đắc Tuấn trên cương vị Chủ tịch HĐTV mới tổ chức cuộc họp có ông Mai Phước Nghê là Giám đốc thuê của Kia - Đà Nẵng, nhưng ông Nghê không phải trên cương vị giám đốc thuê báo cáo với “sếp” Chủ tịch HĐTV Hồ Đắc Tuấn, mà lại ngang ngửa như một đối tác bởi vì ông Nghê được uỷ quyền thay mặt "lão làng" Trần Bá Dương (giấy uỷ quyền số 01, tháng 12/2009 - PV) để làm việc với ông "nông dân". Điều này càng thể hiện rõ bản chất tinh vi sảo quyệt của "lão làng" Trần Bá Dương cho dù ai ở đâu, làm gì thì vẫn là đại diện cho "lão làng" cả. 

Tại cuộc họp ông "nông dân" thắc mắc về hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức của công ty từ tháng 4/2009 đến ngày 22/12/2009 không thông qua ông với tư cách Chủ tịch HĐTV và ông "nông dân" cũng không hề biết chuyện gì và không nhận được báo cáo nào từ ban giám đốc của công ty. Trong cuộc họp ông Mai Phước Nghê có trả lời về những thắc mắc của ông "nông dân" như sau: Các công việc điều hành hoạt động của công ty từ khi thành lập đến nay đều theo sự chỉ đạo của "lão làng" Trần Bá Dương, riêng cá nhân ông Nghê chỉ là người làm thuê, có gì sẽ trao đổi với "lão làng" Trần Bá Dương?

Băng rôn khuyến cáo khách hàng mua xe một nơi hóa đơn một nẻo của ông "nông dân".

Ngoài ra "lão làng" còn chỉ đạo cho ông Nghê trả lời trong cuộc họp về việc ký kết hợp đồng xây dựng cơ bản là được phòng xây dựng cơ bản của Tổng công ty Trường Hải thẩm định phê duyệt theo quy trình? Câu hỏi đặt ra ở đây, công ty Kia - Đà Nẵng là do ông "nông dân" Hồ Đắc Tuấn là Chủ tịch HĐTV và đây là công ty hợp tác với Trường Hải chứ không phải công ty của Trường Hải, thế mà "lão làng" Trần Bá Dương vẫn vô tự tự định đoạt công ty không phải toàn quyền của mình?

Bởi tổng số góp vốn giữa ông "nông dân" và Trường Hải trước đây là 9 tỷ đồng, nhưng ông Nghê báo cáo trong cuộc họp là sau khi đầu tư xây dựng showroom, tính đến thời điểm hiện tại số vốn góp lên đến 10.135.000.00 (mười tỷ một trăm ba mươi lăm triệu đồng), và cũng do "lão làng" Trần Bá Dương chỉ đạo, trong đó Công ty Ô tô Trường Hải đã góp vốn là 6.135.000.000 còn ông "nông dân" là 4.500.000.000 đồng. Lẽ ra tăng hay giảm, mua hay bán thì đều phải họp HĐQT nhưng đằng này ông "nông dân" vẫn là "bù nhìn" và "lão làng" Trần Bá Dương một lần nữa vẫn vô tự tự định đoạt công ty không phải toàn quyền của mình.

Ăn cắp doanh thu hay trốn thuế?

Trong tháng 7/2010, trong lúc "lão làng" Trần Bá Dương "lơ" những thắc mắc của ông "nông dân" vì sao góp "đất vàng" và 50% vốn xây dựng lại chẳng biết gì về hoạt động công ty của mình, trong khi đó lại là CTHĐTV của công ty Kia - Đà Nẵng, mà ngày qua ngày hàng trăm khách hàng vẫn đến mua ô tô từ công ty của mình. Ông "nông dân" như chết đứng và không tin vào mắt mình khi phát hiện thấy hóa đơn thanh toán và tiền bán xe của khách hàng lại chuyển vào công ty của "lão làng" Trần Bá Dương chứ không phải công ty Kia - Đà Nẵng của mình. Ông "nông dân" tiếp tục theo dõi thì ngày 01/11/2010, đã bắt quả tang một tư vấn bán hàng phòng kinh doanh của Công ty Kia - Đà Nẵng nhận tiền và đưa hợp đồng và hoá đơn của chi nhánh công ty của "lão làng".

Biên bản làm việc của cơ quan công an về khiếu nại của khách hàng mua xe một nơi hóa đơn một nẻo.

Ông "nông dân" chưa hết bất ngờ về người mà mình quá tin tưởng, đại diện cho một tập đoàn lớn như Trần Bá Dương lại có việc làm xấu như vậy thì nhận được nhiều đơn của khách hang khiếu nại về việc đưa tiền mua xe ô tô tại công ty Kia-Đà Nẵng nhưng lại thấy băng rôn treo ở công ty để khách hàng biết với nội dung: "Công ty Kia-Đà Nẵng hoàn toàn không chịu trách nhiệm với trường hợp mua xe ở đây nhưng làm hợp đồng và nhận hóa đơn tại Chi nhánh Tôn Đức Thắng của Trường Hải". Bởi biên bản làm việc có cả công an thì khách hàng cho rằng khi mua xe thì nhân viên công ty nói hai công ty là một (Công ty Kia-Đà Nẵng và chi nhánh Trường Hải tại Tôn Đức Thắng), thực chất hai công ty này không liên quan gì đến nhau.

 

Trước những việc làm của "lão làng" Trần Bá Dương, ông "nông dân" sợ bị liên lụy có thể làm ăn kiểu trốn thuế và cho rằng ông "lão làng" ăn cắp doanh thu của công ty mình, nên ông "nông dân" Hồ Đắc Tuấn đã làm đơn lên cơ quan công an. Ngay sau khi cơ quan công an vào cuộc thì lại bắt quả tang nhân viên công ty Kia-Đà Nẵng bán xe công ty tại Kia - Đà Nẵng nhưng hóa đơn lại là chi nhánh của "lão làng" Trần Bá Dương.

Biết sự việc sẽ bị bại lộ, nên nhân viên IT đã đem máy tính dữ liệu đi cất thì bị ông "nông dân" bắt được và lập biên bản. Bên cạnh đó cơ quan công an đã mời ông Trần Phước Duy Nghiêm – Trưởng Phòng kinh doanh công ty và ông Khiêm có khai tại công an: "Ông Hiệp họp cùng tôi, Đại và cô Phúc (phụ trách showroom) nói rằng: “Lâu nay mình bán xe là chia lợi nhuận 50:50 giữa ông Tuấn và Trường Hải, chỉ cần bán 20 xe là đã có lợi nhuận rồi nên những giao dịch sau này chuyển lần về dưới Chinh nhánh Công ty CP ô tô Trường Hải". Có thể thấy tất cả các khâu từ goám đốc thuê, kế toán trưởng đến tận nhân viên bán hàng cũng đều là "người nhà" của "lão làng" Trần Bá Dương và đều mục đích là thôn tính công ty của ông "nông dân".

Không chỉ vậy, ông Trương Công Trung phó phòng kinh doanh có nhiệm vụ bán hàng, quản lý giao dịch mua bán xe ô tô tại Công ty Thaco-Kia Đà Nẵng cũng "được" mời lên cơ quan công an và khai nhận rằng: "Trong thời gian này đã xảy ra hiện tượng một số khách hàng đến đây mua xe nhưng đơn vị xuất hoá đơn bán xe lại là Chi nhánh của Công ty CP ô tô Trường Hải. Lúc đó tôi có thắc là lãnh đạo trả lời những xe này có mối quan hệ với lãnh đạo Chi nhánh 405 Tôn Đức Thắng. Số lượng bán xe theo kiểu này nhiều mà tôi không nhớ nổi (thời gian này Công ty bán được từ 50-60 xe/tháng), ngoài tầm kiểm soát của tôi...".

Tại sao lợi nhuận này phải được chia cho ông "nông dân" nhưng lại bị "lão làng" thâu tóm toàn bộ, liệu đây có phải là ăn cắp doanh thu và trốn thuế của "lão làng" Trần Bá Dương mà cơ quan chức năng chưa phanh phui?

Còn tiếp...

 

Trường Hải "tự ý" tăng vốn góp để thâu tóm công ty?

Không biết được giữa ông giám đốc thuê với ông Trần Bá Dương ký kết những hợp đồng hay mua bán những gì, thấy làm lạ vì công ty của mình xây dựng mà không biết chi phí bao nhiêu, trong khí đó đã góp 4,5 tỷ đồng, điều thắc mắc này của ông Tuấn được ông Mai Phước Nghê là giám đốc thuê nhưng lại được Trường Hải ủy quyền để báo cáo với ông Tuấn là sau khi đầu tư xây dựng showroom, thì số vốn góp lên đến 10.135.000.00 (mười tỷ một trăm ba mươi lăm triệu đồng), trong đó Công ty Ô tô Trường Hải đã góp vốn là 6.135.000.000 còn ông Tuấn là 4.500.000.000 đồng?. Phải chăng Trường Hải "tự ý" tăng vốn góp để thâu tóm công ty hay cố tình nâng khống số tiền chênh lệch so với ban đầu?. Bởi trên thực tế Mai Phước Nghê là giám đốc thuê nhưng thực chất ông Nghê lại là người đang ăn lương của Trường Hải.

Nhóm phóng viên điều tra
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo