Ký kết EVFTA - Việt Nam đón "làn sóng" đầu tư từ châu Âu
Đó là nhận định của ông Vincent Repay, một chuyên gia với gần 30 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực hợp đồng quốc tế, giảng dạy về thương mại quốc tế tại Bỉ và hơn 10 năm tham gia đào tạo về kinh tế thị trường cho các cán bộ lãnh đạo trẻ của Việt Nam.
Chuyên gia Vincent Repay cho rằng các nhà đầu tư vì yếu tố chi phí sản xuất rẻ và thuế suất thấp thường tiến hành đầu tư nhanh chóng để đảm bảo thu được lợi nhuận, nhờ tận dụng nguồn nhân lực có chất lượng của Việt Nam. Với làn sóng dịch chuyển sản xuất của doanh nghiệp châu Âu, Việt Nam được hưởng lợi nhờ có thêm nhiều việc làm cho nguồn nhân lực trẻ, đông đảo và được đào tạo với chi phí cạnh tranh.
Tuy nhiên, theo ông Repay, Việt Nam vẫn còn là thị trường khá khó khăn đối với các nhà đầu tư không phải người Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam mang đặc điểm riêng, kết hợp giữa các đặc thù châu Á và mô hình kinh tế kế hoạch hóa vốn đã được chứng minh có khả năng vực dậy nền kinh tế đất nước.
Ông Repay khuyến cáo Việt Nam cần nâng cao khả năng đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng và giá cả của các nhà cung cấp để tránh việc mua phải những sản phẩm không bền vững, hoặc không đáp ứng nhu cầu xuất khẩu dù giá cả có rẻ, theo TTXVN.
Điều quan trọng nữa là cần làm chủ khả năng quản lý chất lượng trong sản xuất với quy mô vừa phải và định hướng vào các nhu cầu chuyên biệt. Việc xác định đặt yếu tố chất lượng là mục tiêu dài hạn, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp thuộc EU.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4/2016, đã có 1.809 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của 24 quốc gia thuộc EU, với tổng vốn đăng ký đạt 23,16 tỷ USD, chiếm 8,7% về số dự án và 8% về số vốn đăng ký của FDI tại Việt Nam.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam đã tạo được sức hút lớn đối với các doanh nghiệp EU, thể hiện ở 619 dự án của EU đầu tư vào lĩnh vực này với tổng vốn đạt trên 8 tỷ USD, chiếm 34,2% số dự án và 34,7% về số vốn đăng ký của EU tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại 51/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trung đó tập trung chủ yếu ở các trung tâm kinh tế lớn như TP..Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa- Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đồng Nai, theo báo Đầu Tư.
Kết quả khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh quý III/2016 do EuroCham vừa thực hiện đối với gần 200 doanh nghiệp của các nước châu Âu đang đầu tư, hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam cho thấy, có tới 39% số doanh nghiệp dự định tăng đầu tư tại Việt Nam.
Sự lạc quan của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam hiện khá cao, chủ yếu do họ kỳ vọng vào EVFTA sắp có hiệu lực vào năm 2018.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 30/12/2024: Chỉ số USD Index đạt mốc 108 điểm
Vị thế trung tâm nuôi biển - Bài 1: Kỳ vọng ngành hàng giá trị tỷ USD
Đề xuất tập trung phát triển các dạng năng lượng tái tạo
Giá nông sản ngày 30/12/2024: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu duy trì mức cao
Giá heo hơi ngày 30/12/2024: Xu hướng ổn định với mức giá cao
Những biến số nào sẽ làm gia tăng áp lực tỷ giá trong năm 2025?